Friday, 24 August 2012

CƯ 1TU7O73NG LÀM BÁC SĨ LÀ SƯỚNG


Cuối tuần tưởng quên được cái nghiệp ai dè lượm được một bài quá xá hay, lột trần sự thật về ngành y.


Nguồn : 

http://www.ykhoanet.com/binhluan/phanxuantrung/100813_phanxuantrung_phamsong.htm



Mua vàng - trả bạc

Phan Xuân Trung
Trong điều cuối cùng của các lời thề Hippocrates ghi: "Nếu tôi làm trọn lời thề này và không có gì vi phạm tôi sẽ được hưởng một cuộc sống sung sướng và sẽ được hành nghề trong sự quý trọng mãi mãi của mọi người". Vậy nghĩa là nghề y chân chính là một nghề mà thầy thuốc sẽ có cuộc sống sung sướng và được sự quý trọng. Điều này đúng với tất cả các nước khác, tất cả mọi thời đại, ngoại trừ Việt Nam hiện nay. Thực tế ở Việt Nam hiện nay, người làm việc trong ngành y không hề được sung sướng mà còn bị sỉ nhục. Sự sỉ nhục từ bên ngoài không thể làm hoen ố màu áo trắng tinh khiết vốn có của y khoa mà chỉ làm xấu thêm cho những ai đang thực hiện sự sỉ nhục đó.
Xã hội Việt Nam, đúng hơn, nhà nước Việt Nam đang bóc lột thậm tệ trí và lực của nhân viên y tế để tô vẽ cho "tính nhân đạo xã hội chủ nghĩa". Người ta muốn chứng tỏ rằng ở Việt Nam, 2 yếu tố giáo dục và y tế được cung cấp cho dân chúng với giá rất rẻ, họ quan tâm đến người nghèo, "không người nghèo nào phải chết vì không được chữa trị". Thế nhưng những nhân viên y tế, người thực hiện cụ thể cho chính sách cao đẹp đó lại bị bỏ mặc với đồng lương tệ hại. Những nhà quản lý nhắm mắt làm ngơ trước thực tế cuộc sống của nhân viên y tế, bắt nhân viên y tế phải phục vụ kiệt sức trong những điều kiện thiếu thốn nhưng đãi ngộ thì không có. Họ chỉ có khai thác mà không có bồi dưỡng. Nói nôm na là họ đang "mua vàng trả bạc".
(Xin giải thích thêm, vàng ở đây nghĩa là sức khỏe bởi có câu "sức khỏe là vàng". Người mất sức khỏe thì không có khả năng đóng góp trí, lực cho xã hội mà còn trở thành gánh nặng cho xã hội. Người thầy thuốc mang lại sức khỏe cho bệnh nhân tức là đóng góp gián tiếp cho phát triển kinh tế, hạnh phúc của xã hội. Bạc ở đây là sự bạc bẽo, vô ơn của xã hội đối với ngành y, không phải là tiền bạc. "Mua vàng trả bạc" nói lên được thực trạng của xã hội đối với ngành y ngày nay).
Vietnamnet ngày 13/8/2010 giật tít một bài viết cực kỳ xúc phạm: "Bác sĩ: Nghèo + thức thời + chụp giựt + trục lợi", sau đó tựa bài đổi lại thành "Bác sĩ: Nghèo thì khó giữ y đức?". Bài viết nêu ý kiến của các quan chức y tế cũ và mới về vấn đề lương nhân viên y tế. Những ý kiến này bộc lộ tư duy của từng con người đã từng hoặc đang nắm vai trò lãnh đạo liên quan đến y tế.
Ông Phạm Song - Giáo Sư, Viện sỹ, nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế, Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam vài tuần lễ trước đây đã phát biểu rằng:"Bác sĩ cần phải được giáo dục lại" (mặc dù không biết ai đủ tư cách giáo dục ai), nay lại nói: "Lương thấp nhưng đời sống cao là có cái gì đó không được minh bạch và thiếu nhân đạo". Suy diễn câu nói của ông thì những bác sĩ phải nghèo thì mới là nhân đạo, còn giàu (không cần biết tại sao giàu) thì thiếu nhân đạo. Chỉ câu phát biểu ngắn thôi, nhưng chứa nhiều điều cần suy gẫm.
Một, bác sĩ mà lại nghèo! Xã hội gì mà kỳ vậy? Thu nhập của bác sĩ ở các nước khác là đứng hàng nhất nhì trên bậc thang thu nhập của xã hội, còn ở Việt Nam là hạng chót! Vá ruột người rẻ hơn vá ruột xe. Công ăn học hàng chục năm mà thu nhập không bằng anh thợ hớt tóc.
Hai, bác sĩ mà không minh bạch. Sự không minh bạch này nếu xảy ra ở từng con người riêng rẻ thì đó là không minh bạch cá nhân. Tuy nhiên, sự không minh bạch hiện nay không phải xảy ra ở một cá nhân mà là cả một ngành nghề, và như nhận định của ông Phạm Song, nó xảy ra ở toàn xã hội. Vậy thì không phải là bác sĩ không minh bạch mà là xã hội không minh bạch. Không minh bạch nghĩa là dối trá. Ngành y khoa không có sự dối trá. Hình ảnh thiếu minh bạch của ngành y khoa Việt Nam hiện nay là do ngành y nhúng mình vào một xã hội dối trá nên nó cũng bị mang màu sắc dối trá.
Ba, bác sĩ mà thiếu nhân đạo. Ngành y là ngành cứu giúp người, không thể nói là không nhân đạo. Nếu như nhân viên y tế làm sai điều gì đó hoặc không thực hiện được sứ mệnh của mình thì phải xem lại điều kiện thực tế để xem tại sao có sự nghịch lý như vậy. Ta vẫn thường nghe câu "Thầy thuốc như mẹ hiền", mẹ nào chẳng thương con, chẳng lo cho con. Thế nhưng mẹ đói, không có ăn thì làm gì có sữa cho con bú. Bản thân mẹ mặc không đủ thì lấy đâu ra hơi ấm mà che cho con? Đó là chưa nói đến những hàng "nghịch tử". Không ít trường hợp bệnh nhân đầu gấu rượt đánh bác sĩ. Những kẻ nhân danh cái nghèo của mình để trở nên hung tợn như Chí Phèo, bắt người khác phải phục dịch cho mình. Bảo Hiểm Y Tế đã trả cho đến 95% tiền viện phí mà cũng không dứt lời ca cẩm.
Bốn, "đời sống cao là thiếu minh bạch và thiếu nhân đạo". Ông Phạm Song có vơ đũa cả nắm không? Nếu ông nói đến những chiếc xe hơi trong sân bệnh viện của những vị lãnh đạo ăn trên ngồi trốc hưởng lộc bất minh thì đúng. Họ là người lãnh lương ít nhưng giàu có vì nhiều cách. Tuy nhiên, nếu ông nói về các bác sĩ thì ông cần phải suy nghĩ lại. Bác sĩ không phải là những con cừu cho người ta chăn dắt, phải sao chịu vậy, cho ăn thì ăn, bắt đói thì chịu đói. Chúng tôi có trí óc để tự lo toan cho cuộc đời mình, gia đình mình dù phải làm việc với đồng lương chết đói. Đa phần bác sĩ đi theo ngành y là những người lương thiện, đề cao giá trị tinh thần, trọng chữ nghĩa nhân hơn giá trị vật chất. Vì giá trị tinh thần đó mà những người anh em y khoa thầm lặng làm việc, mặc cho xã hội bêu rếu, bạc đãi. Bác sĩ cũng cần phải sống để còn thực hiện sứ mạng của mình. Mặc dù có không ít bác sĩ bỏ nghề, nhưng cũng còn có những lối thoát khác giúp bác sĩ bám trụ. "Thợ may ăn giẻ, thợ vẽ ăn hồ", bác sĩ cũng có thể làm phòng mạch tư để kiếm thêm. Bác sĩ giỏi, có uy tín, làm chuyên khoa đặc biệt thì thu nhập khá. Chả lẽ vì những thu nhập chân chính đó mà là thiếu minh bạch và thiếu nhân đạo?
Về việc hoa hồng thuốc men. Đã bao lần báo chí nêu vấn đề, nhưng đã chỉ ra được ai là tội phạm? Các công ty kinh doanh dược phẩm thực hiện đúng pháp luật về kinh doanh, về hoa hồng, chiết khấu... Các tỷ lệ chiết khấu nằm trong giới hạn cho phép của quy định pháp luật. Các thủ thuật kinh doanh bắt buộc cty dược phải trả công cho người giúp đỡ họ. Dù kê đơn thuốc cho ai đi nữa, không công ty này cũng công ty khác tìm đến bác sĩ để chia phần lợi tức nhằm duy trì công việc làm ăn. Suy cho cùng thì bệnh nhân là người nuôi bác sĩ. Bệnh nhân không nuôi qua đồng thuế, đồng lương thì nuôi qua đồng thuốc. Đó là cơ chế tự điều tiết của xã hội. Chỉ thương cho những người đồng nghiệp làm việc ở môi trường độc hại như x quang, nhiễm khuẩn... mà không có cơ chế bù đắp.
Các bác sĩ lâu nay thường quý trọng màu áo trắng của mình, không thích lên tiếng khi báo chí bêu rếu những điều không đúng về mình. Có vị bác sĩ già đã phát biểu trong cuộc họp anh em: "Báo chí họ nói thì cứ nói, họ không phải người làm y khoa nên họ không hiểu gì hết. Họ nói bậy kệ họ, không cần tranh cãi. Ta cứ làm công việc của mình". Thế nhưng, sự kiện tăng viện phí của Bộ Y Tế đã làm miếng mồi ngon cho khá nhiều báo chí nhảy vào báng bổ ngành y tế. Có những bài báo viết như thể đang nghiến răng, chì chiết ngành y tế. Tôi đã khều phóng viên Vietnamnet để hỏi cô ấy viết bài trên quan điểm gì? Sau đó vấn đề lương phạn bác sĩ được cô phóng viên khui ra với nhiều bức xúc. Hay thay, những "ông lớn" với đầu óc già nua, xơ cứng, tư duy não trạng bị dừng lại từ 30 năm trước của thời bao cấp được mời phỏng vấn đã phát biểu những lời không hợp thời sự, mang tính giáo điều, thiếu thực tế. Chính những chính sách, tư duy thời đó đã dẫn ngành y tế Việt Nam đến tình trạng "mua vàng - trả bạc" ngày hôm nay.
Mong sao những lãnh đạo ngành y tế ngày nay đừng vì "tôn sư, trọng đạo", "giữ vững lập trường quan điểm" mà đi theo đúng lối mòn chính sách lạc hậu của thời bao cấp gây hậu quả xấu cho danh tiếng ngành y. Hãy tư duy, động não, bắt kịp thực tế để tìm hướng giải quyết chứ đừng ở đó phê phán y đức.
Ý kiến bạn đọc :

name:            Hồng Quân
email:           missya_pro@yahoo.com
Em đang là sinh viên y năm 6. 6 năm qua thấy cũng nhiều. Phụ mổ thấy đàn anh bs được 30.000đ cho 1 ca mổ chương trình. Trực cấp cứu thấy đàn anh vất vả cả đêm cho 15.000đ một ca cấp cứu. Thấy thầy mổ cho 1 ca nhiễm HIV bị đâm kim vào tay cũng phải cười mà chịu. Ai cũng muốn "đói cho sạch, rách cho thơm". Nhưng nếu "vừa đói vừa dơ vừa rách vừa hôi" và vừa bị khinh thì có ai muốn không???

name:            Nguyễn Hoài Phong
email:           nghphong007@yahoo.com
Cảm ơn các bài viết của các anh chị!
Là một bác sĩ tôi cũng đã thấy được những bất cập của ngành Y nói riêng và xã hội nói chung. Thật ra ai cũng hiểu, cũng biết chuyện gì đang xảy ra và làm sao cho tốt hơn. Nhưng "Các vị vua" của chúng ta thì "Giả câm giả điếc" rồi "tập trung vơ vét" rồi phải "tập trung trí lực" tính toán làm sao để "hạ cánh an toàn" thì còn thời gian và tâm trí đâu mà quan tâm cho anh em chúng ta nữa. Ai cũng thấy bất bình nhưng vì 'thấp cổ bé họng" nên cũng đành ngậm đắng nuốt cay. Vị X, vị Y làm công chức nhà nước nhưng sắm nhà lầu, mua xe hơi, con đi du học nước ngoài... Ủa tiền đâu họ có nhiều vậy? Ai cũng hiểu... chỉ có điều "Dột từ nóc" nên "bó tay".

name:            Hoa Thị Liên 
email:           hoalien1967@yahoo.com
Cảm ơn Bs Trung đã viết lên những lời tâm huyết của một Bác Sĩ ở Việt Nam. Bản thân tôi tốt nghiệp Trường Đại học Y Hà Nội năm 1981, thi đậu Nội trú khoá 8, kinh qua giai đoạn phục vụ tai quân đội 3 năm được phong cấp Trung uý khi chuyển ngành trở lại dân sự.
Nghĩ lại quãng đời đã qua mà thấy toát mồ hôi. Cho đến hôm nay với sự bươn chải chân chính tôi đã có cuộc sống tạm ổn nhưng vẫn còn rất vất vả để lo cho con cái học hành thành đạt. Tôi không dám gợi ý cho con học nghề Y vì các con tôi nhìn tấm gương của Ba mà phát khiếp. Công việc ở Bệnh viện ngập đầu về nhà thì có bệnh nhân khám bệnh, sáng khám, trưa khám, chiều khám đến tận 21 giờ mới nghỉ, khám cả ngày thứ 7 và chủ nhật y như ngày thường. Thế nhưng vẫn không đủ dư dật để mua được chiếc xe hơi theo kịp bạn bè đi những ngành khác.
Mong sao nhà nước có chính sách đãi ngộ hợp lý để cho những người thầy thuốc tâm huyết có điều kiện để phát triển tài năng đem lếnhức khoẻ hạnh phúc cho người bệnh.

name:            alfa beta gamaemail:           physicianalfabetagama@yahoo.com
Hậu quả của "Mua vàng trả bạc"
Ngành Y tế thực hiện chức năng chăm sóc sức khỏe cho mọi người mà Đảng và nhà nước giao cho. Nhân viên y tế và nhất là bác sĩ là những người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ này. Họ được trả "bạc" khi bán "vàng", thế rồi người đi "mua vàng" lãnh đủ. Vì tâm huyết nghề nghiệp, vì tình người có bác sĩ vẫn cố gắng đem vàng thiệt để "bán", nhưng không ít bác sĩ không còn kiên nhẫn nữa đã đem bán "vàng non tuổi", thậm chí "vàng giả". Vậy là bệnh nhân lãnh đủ. Không ít những tai biến y khoa không phải do cố ý mà do không hết mình, do sai sót hệ thống, bệnh nhân lãnh đủ, bệnh viện kỳ luật cá nhân bác sĩ, báo chí bêu rếu, đã đói mà còn khổ tâm, thế là bác sĩ chán nản. Không sửa chữa hệ thống, sai sót tiếp tục, bệnh nhân lãnh đủ.
Vi thời gian lại nhiều mà thu nhập thấp khi làm 8 tiếng mỗi ngày, chưa kể trực gác, bác sĩ phải làm phòng mạch, phả chạy sô, thế là thời gian nghiên cứu tài liệu y khoa, thời gian nghỉ ngơi tái lập sức khỏe không còn, làm sao nâng cao kiến thức và kỹ năng để thực hành y khoa, thậm chí có nhiều bác sĩ cả năm không đọc một tài liệu y khoa tiếng việt chứ đừng nói tài liệu y khoa nước ngoài, thế là vàng không đủ tuổi vẫn cứ ra đời.
Nhà nước trả lương bao nhiêu mà cống hiến hết mình, không khám nhiều, không giải thích nhiều, không viết nhiều, nên bệnh nhân khám bệnh rồi mà không biết gì hết.
Khi mổ gặp khó khăn, rút lui để bảo toàn tính mạng cho cả vàng và bạc, tiến tới làm gì, lỡ có gì chỉ mang họa vào thân, có tiền đầu mà đền, thế là bệnh nhân lãnh đủ.
Sự ra đời của 12 điều y đức, qui tắc ứng xử phản ánh sự suy đồi đạo đức một cách thậm tệ của ngành y tế, nhưng các bộ trưởng không biết hoặc cố tình không biết nguyên nhân của nó, thế là những điều này chỉ mang tính lý thuyết, phi thực tế. Đạo đức con người hình thành là cả một quá trình giáo dục và cảm thụ, khi sinh ra lớn lên được gia đình, nhà trường, xã hội giáo dục qua học tập và rèn luyện bản thân Đạo đức nghề nghiệp do nghề nghiệp và đạo đức con người hình thành, chứ không phải ra điều này điều nọ mới uốn nắn được. Thật ra những điều y đức, những qui tắc ứng xử là cách viết lại và đặt tên mới cho những điều đạo đức tất nhiên đã tồn tại bao đời nay. Thế nên bệnh nhân vẫn làm than trong cách ứng xử, cư xử của nhân viên y tế.
Tâm huyết của Bs Phan Xuân Trung, một đồng nghiệp dũng cảm, đã nói lên gần hết tâm huyết của hầu hết bác sĩ, y tá, nhân viên y tế Việt Nam. Rồi cũng chẳng tới đâu, chỉ thiệt người nói mà thôi, những người có khả năng thay đổi và quyết định vận mệnh ngành y tế VN không muốn làm, "ai mà đi lo cho người dưng"! Dột từ trên nóc rồi làm sao đây.
Hỡi các đồng nghiệp, hãy tự thân vận động, tự cứu lấy mình trước khi "trời giết".
Hỡi các bệnh nhân VN hãy thông cảm khi "mua vàng".
name:            bs nguyễn
email:           duysinh.27.12@gmail.com.vn
Cám ơn bài viết của Bs Trung. Bài viết thật can đảm và thật hay, có điều sao các bs bệnh viện tôi không biết?
Tôi vô ngành y này 22 năm, thời gian đủ dài để trải nghiệm những đắng cay mà nghề nghiệp mang lại. Giờ tôi vẫn chưa mua nổi cho tôi một căn nhà, cho dù tôi đã là 1 bs ck2. Đương nhiên tôi không chết đói, không quá nghèo. Nhưng như thế có đủ cho công sức tôi bỏ ra ít nhất 10 năm hoc.?
Ai cũng thấy các vân đề như bs  Trung đã nêu, nhưng trước hết các vị lãnh đạo ngành y tế nước nhà_từ bộ trưởng đến giám đốc bênh viện lớn nhỏ_họ đã bỏ quên con tim thày thuốc trong những ngày tháng phải tranh đấu, chụp giựt các chức vụ cần thiết, để vét cho đầy túi tham của họ, rồi hạ cánh an toàn. Bạn không tin ư? Hãy thử nhìn vào các vị lãnh đạo ngành y tế, kể cả giám đốc của bạn. Họ có nhà lầu xe hơi không? con họ có đi nước ngoài du học không? họ có đi tây tàu thường xuyên không? Họ có làm phòng mạch không? có đông bệnh nhân không? Đồng lương chức vụ của họ hơn lương bs bình thường bao nhiêu mà sao họ lại giàu đến thế? Phải chăng vì họ giàu nên họ mạnh miêng phát biểu ngành y cân phải thế này thế kia?Miệng nhà quan có gang thép mà, bạn ơi.
Chúng ta nghèo là do chúng ta không biết làm như họ,chúng ta không đủ "trí" "lực" như họ.Hãy cất lương tâm, y đức của bạn vào tủ, khóa kỹ lại, bạn sẽ thấy bài viết bs Trung cực kỳ phi lý.
Cách đây 5 năm, tôi đã từng lãnh lương 1,7 triệu/tháng tữ 1 bệnh viện có tiếng của thành phố giàu có này,nhưng vẫn được "tự hào" lãnh lương.(ngoài ra không có bất kỳ một đồng nào khác).Lãnh đạo cũng lãnh lương hơn kém tôi một chút,họ vân sống và làm việc tích cực,vì thế tôi và mọi nhân viên cũng phải thế,kiện cáo gì nữa bs Trung ơi?Có khác môt chút là lãnh đạo thường xuyên phải đi họp hay công tác,hay nghỉ phép nước ngoài khoảng 5 lần một năm,con họ du học tự túc đâu đó ở nước ngoài,thế mới tài.Các vị lãnh đạo nhà nước mình cũng thế cả.Họ chẳng có giờ nghe bạn nói đâu,vì con họ chữa bệnh ở nước ngoài,làm sao họ biết được.
Hãy tích cực vì người nghèo bạn nhá,vì sao ư?vì bạn đã chọn nghề có ngày tôn vinh cho nghề nghiệp ban rồi,một ngày là quá đủ,những ngày còn lại trong năm hãy là thân trâu ngựa dưới những mỹ từ cao quí "thầy thuốc"...


36 CommentsChronological   Reverse   Threaded
linalol wrote on Oct 31, '10
Nghề bác sĩ cực từ lúc đi học đến suốt cuộc đời. Những giấc ngủ không trọn vẹn. Luôn luôn bắt gặp những hình ảnh đau đớn, khổ sở, thảm hại và căng thẳng nhưng luôn phải niềm nở.
Đọc bài này và nghĩ tới nghề giáo cũng vậy.
andropause wrote on Nov 3, '10, edited on Nov 3, '10
linalol said
Nghề bác sĩ cực từ lúc đi học đến suốt cuộc đời. Những giấc ngủ không trọn vẹn. Luôn luôn bắt gặp những hình ảnh đau đớn, khổ sở, thảm hại và căng thẳng nhưng luôn phải niềm nở.
Đọc bài này và nghĩ tới nghề giáo cũng vậy.
Andro vừa "giáo" vừa "bác sĩ" mới chết chứ ! Cực khổ nhân hai !!! Đọc những dòng chữ của chị em thấy được an ủi phần nào !
thithao wrote on Oct 31, '10
Đọc mà thấy xót xa quá đỗi
andropause wrote on Nov 3, '10
thithao said
Đọc mà thấy xót xa quá đỗi 
Nói em không tin chứ anh post lên đây rồi mà anh không dám đọc lại đó. Bữa nay mới chạy vô trả lời 'bạn đọc' !
noidautinhco22 wrote on Oct 31, '10
cứ dẹp anh NĂM chị BA đi là mọi ngành nghề sẽ trở nên tốt đẹp!!! tất cả mọi tiêu cực là do chế độ nẫy sinh ra ,giờ họ phải tìm cách đổ vấy để chạy tội thôi ai cũng biết mà!!!
andropause wrote on Nov 3, '10
cứ dẹp anh NĂM chị BA đi là mọi ngành nghề sẽ trở nên tốt đẹp!!! tất cả mọi tiêu cực là do chế độ nẫy sinh ra ,giờ họ phải tìm cách đổ vấy để chạy tội thôi ai cũng biết mà!!!
Dẹp cái đứa mà giờ này còn phát tiền trực 20 000 đ !
menam0 wrote on Oct 31, '10
Đọc những bài này, thấy đau!
andropause wrote on Nov 3, '10
menam0 said
Đọc những bài này, thấy đau! 
cám ơn menam đã chia sẻ ! Mình tức quá chửi lung tung chúng nó lại bảo mình phản động !!!
phamt wrote on Oct 31, '10
Theo bài này chẳng ai chịu trách nhiệm nhỉ, đổ cho "xã hội" thế là xong, vì nghèo mà không có y đức ư ?
linalol wrote on Oct 31, '10
phamt said
Theo bài này chẳng ai chịu trách nhiệm nhỉ, đổ cho "xã hội" thế là xong, vì nghèo mà không có y đức ư ? 
Lưỡi không xương nhiều đường lắt léo lắm! Người đã có y đức thì thường ngậm miệng chẳng màng! Khi bị xỏ xiên nhiều quá họ cũng lên tiếng một đôi điều rồi...thôi!
Người đã không có y đức rồi thì khi nào cũng...thấy thiếu!
Nhưng quả thực nghề y ở VN rất vất vả và căng thẳng!
anhoang365 wrote on Oct 31, '10
Tội nghiệp các bác sĩ ở VN. Chỉ vì họ là những người trí thức, professional cần phải giữ tư cách và lòng tự trọng nên họ không thể nào lên tiếng cãi cọ với giới báo chí lắm điều thiển cận. Thật ra chuyện này ai cũng biết cả, nhưng họ cần một con dê tế thần để làm đề tài viết báo.....hấp dẫn người đọc

Bệnh nhân thì cũng đủ hạng người: hiền lành, chân chất, trí thức và cả đầu gấu....Hôm nào xui xẻo đi làm mà gặp đầu gấu quậy...thì coi như tàn. Nhưng dù sao thì vẫn được an ủi bởi những bịnh nhân biết điều và quý trọng bác sĩ. Biết sao bây giờ bởi vì đời bây giờ mới...mới lắm!

Que sera sera! Thanks anh Andro đã đăng bài này.
andropause wrote on Nov 3, '10
anhoang365 said
hật ra chuyện này ai cũng biết cả, nhưng họ cần một con dê tế thần để làm đề tài viết báo.....hấp dẫn người đọc 
anhhoang đã nhìn đúng tim đen báo giới rồi. Họ cứ hùa nhau chửi nhặng xị mà không nói thẳng ra cái gốc của vấn đề. Có lần andro viết về chuyện này nhưng một số bạn chắc cũng là nhà báo hay sao tỏ vẻ không bằng lòng.
http://andropause.multiply.com/journal/item/97/97
caonguyenbui wrote on Oct 31, '10
Haizzzz!!!!!!!!!!!CNB có nhiều bạn là bs. GV và bs cũng giống nhau thôi.....
andropause wrote on Nov 3, '10
Haizzzz!!!!!!!!!!!CNB có nhiều bạn là bs. GV và bs cũng giống nhau thôi..... 
Em nói đúng đó. Hiện nay trong xã hội VN hai ngành này là bê bết nhất.
tudinhhuong2410 wrote on Oct 31, '10
Nhiều ngành cũng vậy anh ạ.
Em cũng "cực" lắm đây mà lương ba cọc ba đồng.
andropause wrote on Nov 3, '10
Nhiều ngành cũng vậy anh ạ.
Em cũng "cực" lắm đây mà lương ba cọc ba đồng.
 
Ừa ! Anh hiểu chứ , nên ai anh cũng không so đo lắm đâu.
lylyphan wrote on Nov 1, '10
sao thực tế sau cái màu trắng tinh khiết và đẹp đẽ lại nghiệt ngã vậy anh ơi ?
thật là bất hợp lý !!!
andropause wrote on Nov 3, '10
lylyphan said
sao thực tế sau cái màu trắng tinh khiết và đẹp đẽ lại nghiệt ngã vậy anh ơi ?
thật là bất hợp lý !!
 
Đau khổ lắm em ơi. Riết rồi ai cũng phải đi tu hoặc 'mũ ni che tai ' hết !
lamlam11782 wrote on Nov 1, '10
hồi đó bố em cũng muốn em đi ngành y hay ngành giáo: y thì em tự biết không đủ sức khỏe để theo, ngành giáo thì em thi trượt, cuối cùng lâu lâu em đóng vai bệnh nhân và học trò. Nhưng lúc nào em thấy các bác sỹ cũng rất tốt với em, thật sự đời em mà không có bác sỹ là em tiêu lâu rồi. Bởi vậy em mới vào mul để làm 1 fan hâm mộ anh A. đó.
andropause wrote on Nov 3, '10
hồi đó bố em cũng muốn em đi ngành y hay ngành giáo: y thì em tự biết không đủ sức khỏe để theo, ngành giáo thì em thi trượt, cuối cùng lâu lâu em đóng vai bệnh nhân và học trò. Nhưng lúc nào em thấy các bác sỹ cũng rất tốt với em, thật sự đời em mà không có bác sỹ là em tiêu lâu rồi. Bởi vậy em mới vào mul để làm 1 fan hâm mộ anh A. đó. 
Cám ơn lamlam nha. Bây giờ đã khỏe hẳn chưa ?
Anh nhớ dạo anh 'chán đời' phải nghỉ việc, một bệnh nhân đến khám ở phòng mạch nói :" Hồi đó chính ông cứu tui, sống luôn tới giờ !". Thực sự anh cũng không nhớ là mình có cứu ai không (chuyện bình thường của nghề), nhưng lúc ấy nghĩ đến cảnh thất nghiệp , giờ mình chả còn 'cứu' được ai, anh buồn đến rơi nước mắt !
caulongbachai wrote on Nov 1, '10
Không phải tất cả những thầy thuốc hay nhân viên y tế đều xấu, có điều nhà dột từ nóc. Phải thay đổi từ thượng tấng thì may ra trong 20 năm nữa sẽ thay đổi. Hoạch định chính sách là điều quan trọng nhất. Không thể muốn có một Nền y tế XHCN number one mà không chi tiền, chỉ nói miệng. (chi đúng chổ cần chi) Ta đang lâm vào tình trạng cùng nhau đi vòng quanh.
andropause wrote on Nov 3, '10
Không phải tất cả những thầy thuốc hay nhân viên y tế đều xấu, có điều nhà dột từ nóc. Phải thay đổi từ thượng tấng thì may ra trong 20 năm nữa sẽ thay đổi. Hoạch định chính sách là điều quan trọng nhất. Không thể muốn có một Nền y tế XHCN number one mà không chi tiền, chỉ nói miệng. (chi đúng chổ cần chi) Ta đang lâm vào tình trạng cùng nhau đi vòng quanh.
Cám ơn bác caulongbachai đã tham gia bình luận.
katygiahan wrote on Nov 1, '10
Ngành nào cũng có con sâu làm rầu nồi canh.
Nằm 2 ngày ở phòng chờ sanh bv Từ Dũ em thấy nể các bs và nhân viên y tế ở đây. họ làm việc quần quật. cứ vài phút lại huỳnh huỵch đẩy một băng ca ra, lúc nào cũng thấy cả bệnh viện chạy... Em mà làm ở đó nửa ngày chắc lăn đùng ra mất. Thế mới thấy sức chịu đựng của các bs quá giỏi.
Em cũng có đứa cháu đang học chuyên khoa 1 ở bv đại học y dược. nghe nó kể về công trực mà thấy không bằng thù lao của công nhân (lao động phổ thông). Nó làm ở bv huyện nên chẳng có thu nhập nào khác nữa...
xót
andropause wrote on Nov 3, '10
katygiahan said
Ngành nào cũng có con sâu làm rầu nồi canh.
Nằm 2 ngày ở phòng chờ sanh bv Từ Dũ em thấy nể các bs và nhân viên y tế ở đây. họ làm việc quần quật. cứ vài phút lại huỳnh huỵch đẩy một băng ca ra, lúc nào cũng thấy cả bệnh viện chạy... Em mà làm ở đó nửa ngày chắc lăn đùng ra mất. Thế mới thấy sức chịu đựng của các bs quá giỏi.
Em cũng có đứa cháu đang học chuyên khoa 1 ở bv đại học y dược. nghe nó kể về công trực mà thấy không bằng thù lao của công nhân (lao động phổ thông). Nó làm ở bv huyện nên chẳng có thu nhập nào khác nữa...
xót
 
Mỗi lần được mời qua hội chẩn ban đêm ở Từ Dũ anh thực sự khâm phục các đồng nghiệp của mình. Họ hầu như thức trắng đêm để mổ sanh. Anh thì trực gác còn có lúc được nghỉ ngơi một chút.
Anh rất tiếc là lúc đi trực không mang theo máy hình, nhiều cảnh xúc động lắm !
namphong99 wrote on Nov 2, '10
Vậy hồi giờ mình cứ nói nghề BS là oai nhất ..sướng nhất ....khá nhất ....giàu nhất !
andropause wrote on Nov 3, '10
namphong99 said
Vậy hồi giờ mình cứ nói nghề BS là oai nhất ..sướng nhất ....khá nhất ....giàu nhất ! 
Có đó nhưng mà ít thôi !
lamlam11782 wrote on Nov 3, '10
Dạ giờ sức khỏe cũng chưa có gì đột biến anh à :D, ngày ngày vẫn đi làm đều, hồi nhỏ em có 2 lần hút chết, nhưng giờ vẫn thuộc dạng trói gà không chặt. Nhà em thì bố em làm giáo viên, giờ ông cụ mất rồi, nhưng học trò lớp cũ vẫn rất thương thầy. Em chẳng ở trong nghề nên không biết nhiều, nhưng sao xã hội bây giờ cơ chế tạo ra nhiều điều làm cho người đạo đức phải đau lòng anh ạ.
katygiahan wrote on Nov 4, '10
nằm thêm 5 ngày ở Từ Dũ em cứ nhủ lòng về nhà viết thư cảm ơn các bác sĩ ở đó nhưng rồi sau khi sinh ở nhà các bà không cho đụng đến giấy tờ, bút mực, tivi, máy tính,... còn đến khi đi làm lại thì không còn thời gian... (người ta hay biện minh linh tinh thế)
em thấy họ thực sự vất vả, tưởng tượng nếu một người bình thường làm việc ở điều kiện bình thường thì có thể làm được 30 năm nhưng các bác sĩ ở đây chắc chỉ 7-10 năm là hết sức lực. Mọi thứ cứ liên tục. Y như một cái máy đang vận hành 24/24. Em không biết bút giấy nào tả được. Chẳng hiểu các bệnh viện khác có kinh hoàng thế không. Ở đây mọi trường hợp đều là "khẩn cấp", không thể chậm trễ, không thể sai sót,... Chỉ có thể nói là cảm phục. Thực sự cảm phục
ngocyen054 wrote on Nov 5, '10
Dĩ nhiên ngành nghề nào cũng có người tốt, người xấu.
Ai cũng phải đôi lần tìm đến bác sĩ để điều trị bệnh cho mình và người thân. Và cũng không phải ai cũng đều gặp được một người bác sĩ chân chính. Bác sĩ nước ta tài giỏi, các bệnh viện đều được trang bị phương tiện hiện đại. Đó là điều bệnh nhân yên tâm khi phó thác sinh mạng của mình.

Những ngày ở bệnh viện trước đây, chị đã gặp những vị bác sĩ, những cô hộ lý rất tận tâm, có y đức tốt, lòng rất biết ơn khi xuất viện. Nhưng đôi lần cũng gặp những trường hợp không hay, mà báo chí đã đề cập đến. Có đấy em ạ.
bulukhin wrote on Nov 7, '10
Một xã hội không minh bạch thì mọi thành viên trong cái xã hội làm sao minh bạch cho được được.
andropause wrote on Nov 7, '10
bulukhin said
Một xã hội không minh bạch thì mọi thành viên trong cái xã hội làm sao minh bạch cho được được.
Hay ! Anh bulukhin đã giải quyết được vấn đề . Cám ơn anh.
vochihien wrote on Nov 8, '10
Tui khoái một câu hát của Phạm Duy :"Ai bảo chăn trâu là khổ ! Chăn trâu sướng lắm chứ !" Hoàn toàn khác hẳn nghề y vì không ai dám hát :"Ai bảo y khoa là khổ ! Y khoa sướng lắm chứ !" Hu hu hu !!!
andropause wrote on Nov 9, '10
vochihien said
Tui khoái một câu hát của Phạm Duy :"Ai bảo chăn trâu là khổ ! Chăn trâu sướng lắm chứ !" Hoàn toàn khác hẳn nghề y vì không ai dám hát :"Ai bảo y khoa là khổ ! Y khoa sướng lắm chứ !" Hu hu hu !!! 
Buồn buồn cái chuyện đời thì post lên thôi chứ thực ra "trong khổ có sướng, trong sướng có khổ " anh Hiền à ! Nhiều khi thấy giận tức 

No comments:

Post a Comment