Saturday, 25 August 2012

FOTOFUN 5 : AVATAR

[Hình: avatar-3d-live-webcast.jpg]

Công nhận James Cameron làm film Avatar thật xuất chúng, ngoài ý nghĩa nhân văn, bộ film còn là một bữa tiệc thị giác cực kỳ thịnh soạn với vô vàn cảnh quan, cây cối, sinh vật kỳ lạ và quan trọng là tất cả hiện lên như thực nhờ hiệu ứng 3-D. Ai chưa xem thì xem ngay đi nhé !
Thế còn nhiếp ảnh vời khuôn hình đóng gọn trong 4 cạnh của tấm ảnh 2 chiều hay khung ngắm thì sao ? 
Làm sao để tạo một hình ảnh có vẻ 3-D trên giấy ảnh 2-D ?
Bài này cũng nằm trong loạt bài các quy luật về bố cục, thí dụ như luật 1/3 ở bài trước.

1- Tạo chiều sâu cho ảnh
Bạn có bao giờ đi xem cải lương hay kịch nói ? Sân khấu sẽ được dàn dựng theo 3 lớp : 
Tiền cảnh : khóm hoa, lu nước, ghế xích đu ...
Trung cảnh : mái nhà tranh với thiếu phụ đang ngồi quay tơ (xưa) hay đánh bài, hút thuốc, nhắn tin , xem Avatar (nay).
Hậu cảnh : rặng núi mờ mờ hay mây hồng bay lững thững .
Để tạo chiều sâu cho ảnh, chúng ta sẽ sắp xếp các điểm nhấn thú vị của tấm ảnh vào từng lớp với chủ đề chính nằm ở trung cảnh. Mắt người xem sẽ dõi theo từng lớp và bị cuốn hút trong khung cảnh 3-D ấy ! 







2- Đường dẫn
Khi xem ảnh, mắt chúng ta tự động dõi theo các " đường" (line). Bằng các sắp xếp các đường nét trong bố cục một bức ảnh, nhiếp ảnh gia sẽ 'lôi kéo' người xem ảnh.

Road winding through mountains

Để lôi cuốn ánh mắt người xem, ta dùng các đường nét để hướng đến chủ đề chính. Đường nét gây hiệu quả sinh động nhất thường là đường chéo góc.

Diagonal rays of sunlight

Fence and sidewalk with figure 

Boy on steps 


Một trong những đường cũng gây hiệu quả 'thuận mắt' thành công nhất trong bô cục làđường cong hình chữ S.

S  curve of fence

Hình dưới đây cũng là một dạng đường cong chữ S tạp thành một đường dẫn chéo góc đưa mắt ta đi sâu , rất sâu.

Man on path 

Sẵn nói về đường dẫn, ta cũng nên biết thêm về đường nét trong ảnh. Trong một tấm hình nhiếp ảnh gia sẽ sử dụng một đường nét chính để diễn tả : 
- Thẳng đứng : mạnh mẽ, cao cả, hùng tráng.
- Nằm ngang : ổn định, vững vàng, yên ổn.
- Đường chéo : mạnh mẽ, sinh động.
- Đường cong : êm ái, nhẹ nhàng, nhạy cảm.
- Đường gấp khúc : khó khăn, gian khổ

Using Lines




3- Sự cân bằng
Trong vũ trụ phàm đã có âm, phải có dương, cũng như đàn ông - đàn bà, mặt trời - mặt trăng. 
Một bài thơ phải có vần có điệu, có câu này đối câu kia đọc nghe mới sướng !
Trong nhiếp ảnh, cũng cần có luật cân bằng : đó là cách ta sắp xếp sao cho thuận mắt các yếu tố như : mảng sáng- mảng tối , động - tĩnh, xa-gần, lớn- nhỏ ... 
Road sign with building behind

Ví dụ trên : biển hiệu là chủ đề chính đặt ở 1/3 phải của ảnh, bức ảnh sẽ mất cân bằng nếu không có tòa nhà bên trái.

Balance in Nature

Ảnh hòn đá thể hiện rõ sự cân bằng : rõ -mờ, sáng- tối, gần- xa, tiền cảnh- hậu cảnh.

Wind farm

Cân bằng giữa sáng - tối , kỹ thuật - thiên nhiên.

Couple on beach 
Cân bằng , ở hình trên.lá cây, nhà thờ, nhân vật chính đều good balance.

Figure on country road

Có đường dẫn hướng mắt người xem đến chủ đề, cân bằng giữa bóng tối của thân cây và khoảng sáng của bầu trời, Phần trống của bầu trời được cành cây, lá cây che phủ và làm tiền cảnh, mấy căn nhà màu cam ấm áp nằm ngay điểm mạnh cân bằng với vẻ lạnh lẽo của một ngày mù sương, hậu cảnh mờ nhòe xa xa tạo hiệu ứng 3-D.

KẾT LUẬN :
- Tạo chiều sâu cho ảnh bằng các lớp tiền cảnh, trung cảnh, hậu cảnh.
-  Lôi cuốn ánh mắt người xem bằng các đường dẫn. 
- Thể hiện cảm xúc bằng đường nét chính của ảnh.
- Chú ý  tạo sự cân bằng trong tấm ảnh.

Ghi chú : Luật đặt ra là để phá ! Những gì gọi là luật chỉ là những gợi ý tạm thời để các bạn tham khảo. Hãy thử nghiệm và sáng tạo theo ý bạn.

No comments:

Post a Comment