Trước khi bắt đầu mời các bạn nghe bài Khúc Thụy Du.
Trong bài hát này có đoạn :
Đừng bao giờ em hỏi
Vì sao ta yêu nhau
Vì sao môi anh nóng
Vì sao tay anh lạnh
Vì sao thân anh rung
Vì sao chân không vững
Vì sao, và vì sao !
Vì sao ta yêu nhau
Vì sao môi anh nóng
Vì sao tay anh lạnh
Vì sao thân anh rung
Vì sao chân không vững
Vì sao, và vì sao !
Trong nhiếp ảnh, tiêu chuẩn đầu tiên của một tấm ảnh đẹp là nó phải rõ nét, chủ đề chính không được mờ nhòe.
Xem blog của các bạn Andro thấy tỷ lệ ảnh mờ rất cao.Có nhiều nguyên nhân làm cho ảnh không nét và bài này bàn tới nguyên nhân thường gặp nhất là RUNG TAY.
"VÌ sao 'tay' anh rung ?".
Có hai loại rung : rung sinh lý và rung bệnh lý .
RUNG SINH LÝ : cảm xúc quá dâng trào (chụp hình người yêu dễ bị cái vụ này ), uống cafe, say rượu, hút thuốc lá .
Khác với làm thơ, thi sĩ có thể say xỉn và đẻ ra những câu thơ trác tuyệt, ta không nên chụp hình khi đang 'phê'. Đọc tâm sự mấy cha chụp ảnh nude thấy nói là lúc ấy tinh thần thăng hoa chỉ nghĩ đến công việc tui mắc cười quá vì trong đầu óc thằng đàn ông lúc nào mà chẳng ... Cha nội nào mà không run rẩy. Thôi không nói nữa.
RUNG BÊNH LÝ : bệnh Parkinson (liệt rung), bệnh Basedow (cường giáp) ... Chết mịa lộn diễn đàn rồi. Nhưng mà biết đâu giao camera cho mấy người này lại chả thu được những tấm ảnh 'khác thường'.
Vậy làm sao khắc phục được chứng rung tay ?
1- Xài chân máy (tripod) : một điểm khác biệt thấy rõ nhất giữa nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp và không chuyên là những người pro rất thường dùng chân máy. Dân pro phải bán được hình, mà muốn bán được thì hình phải nét, mà muốn nét thì phải dùng chân máy. Có những loại chân pro giá đến cả ngàn đô. Tuy nhiên bắt các nhà blogger dùng chân thì ngớ ngẩn quá phải không ?
2- Biến thân mình thành cái chân máy : tư thế chụp và cầm máy.
Tư thế chụp đúng là đứng chân trước chân sau và thân mình hơi chồm, dồn trọng tâm về phía trước. Tránh tư thế nghiêng ẹo người về một bên hay đứng dạng chân chàng hảng chồm về trước. Một cách khác để tăng sự chắc chắn là tựa người vào một vật chắc chắn như thân cây, bức tường hay dùng tư thế quỳ hoặc ngồi. Nếu ngắm qua view finder (lỗ ngắm) thì máy ảnh tì sát vào trán làm tăng thêm sự vững chắc, nếu ngắm qua màn hình LCD thì không nên đưa màn hình ra quá xa, khoảng 30 cm là vừa. Hai tay ép sát thân mình. Không chụp bằng 1 tay, lại còn đưa màn hình ra thật xa. Nhìn oai há nhưng dễ bị rung lắm bà con ơi.
Tư thế không đúng dễ bị rung vì trọng lực bị dồn ra phía trước nhiều quá. Khắc phục : đưa 1 chân ra trước.
Tư thế cầm máy đúng là : tay phải ôm cạnh bên phải của máy, ngón trỏ đặt nhẹ lên nút bấm chụp , ngón 3,4,5 ôm mặt trước máy, ngón cái bám chặt phía sau máy. Tay trái đỡ dưới thân máy hoặc bên dưới và vòng quanh ống kính ( nếu máy của bạn là máycó ống kính rời).
Cách bấm máy :
Hít sâu , nín thở, bóp cò, thở nhẹ ra . Đó là khẩu quyết khi học bắn súng thì khi bấm máy cũng vậy. Bạn nhẹ nhàng dùng ngón tay trỏ nhấn cái nút để chụp cho đến khi chụp xong chứ không phải gặt mạnh một cái làm máy nghiêng luôn.
3- Tốc độ chụp
Khi bạn chụp, ống kính sẽ mở ra trong một khoảng thời gian để ánh sáng đi vào tác động lên film hay sensor.
Tốc độ chụp càng nhanh thì máy càng ít rung và bạn cũng dễ bắt đứng khoảng khắc của đối tượng chụp. Hay nói cách khác tốc độ cao giúp hạn chế hai nguyên nhân chính làm ảnh mờ : chủ đề di chuyển và máy rung.
Trong hoàn cảnh ánh sáng yếu, lờ mờ thì tốc độ chụp sẽ kéo dài ra và khi đó khó ai có thể cầm máy mà không run. Vậy tốc độ bao nhiêu thì ta có thể cầm máy bằng tay ?
Luật cầm tay : chọn một tốc độ lớn hơn tiêu cự ống kính mà ta đang dùng.
Ví dụ bạn đang chụp ở tiêu cự 'normal' 50mm thì tốc độ chụp phải trên 1/60 giây.
Ống kính 100 mm thì tốc độ phải ít nhất là 1/125 giây.
Ống kính 200mm thì tốc độ phải trên 1/250 giây.
Như vậy những ống kính góc rộng hay normal (18, 35, 50 mm) thì khó bị rung hơn khi chụp ở tele 100, 200, 300 mm trong cùng điều kiện ánh sáng.
Những bạn nào thích dùng ống kính tele để zoom một vật cho gần , cho to thì nhớ để tốc độ cao một chút vì khi bạn zoom lại gần, một chút run nhẹ của tay cũng trở thành thảm họa vì bức ảnh sẽ mờ nhòe.
Máy bây giờ hầu hết đếu trang bị ống kính zoom nghĩa là tiêu cự trải dài từ wide (góc rộng), qua normal (bình thường), đến tele (chụp xa).
Bạn cứ bấm nút zoom từ từ sẽ hiểu ngay thế nào là wide, thế nào là tele.
Ngoài ra khi tốc độ chụp chậm, nếu chủ đề di chuyển thì chủ đề sẽ bị mờ nhòe.
Hình dưới em bé nhúc nhích, quơ tay nên bị mờ, cái ghế đứng yên nên rõ nét. Hình mờ do đối tượng di chuyển chứ không phải do rung tay.
4- ISO
ISO là độ nhạy của film hay độ nhạy của sensor.
Tình huống :
bạn không muốn xài flash để giữ không khí của ánh sáng tự nhiên, điều kiện ánh sáng cho phép chụp ở 1/8 giây (tốc độ này đố ai cầm máy bằng tay mà không rung), ống kính của bạn đã mở rộng hết cỡ để thu sáng. Làm sao ?
- Kiếm một bức tường tựa vào thật chắc, nín thở. Không chắc ăn lắm.
- Kiếm một cái bàn hay cái ghế để máy lên và bấm. Khó thục hiện.
- Đơn giản hơn là tăng ISO. Tăng ISO từ 100 lên 200, máy nhạy sáng gấp hai nên có thể chụp ở 1/15 giây (nhanh hơn 1/8 giây), tăng ISO lên 400 máy chụp ở 1/30 giây (cầm tay quá OK nếu đang chụp ở tiêu cự 28-35 mm).
Tuy nhiên trên đời chả ai cho không mình cái gì ! ISO cũng vậy, cái giá phải trả là ISO càng cao thì ảnh càng bị 'vỡ hạt' - noise. Ảnh không còn mịn, rõ nữa mà sẽ bị lấm tấm, lốm đốm, mất rõ nét.
Tuy nhiên các máy compact ngày nay có thể cho ảnh tương đối ít noise ở mức ISO 400 hay 800. Còn ISO 1600 thì ảnh rất noise.
5- Chống rung
Để khắc phục 'vì sao tay anh rung' các nhà sản xuất máy ảnh bèn tích hợp bộ phận chống rung vào thân máy hoặc vào ống kính gọi là anti-blur hay image stabilisation. Bộ phận này giúp ăn gian được đến 2 mức phơi sáng (ví dụ : thay vì 1/30 giây thì ta có thể cầm tay chụp ở 1/8 giây mà ảnh vẫn không bị nhòa).
Tóm lại muốn không rung tay :
- Tư thế và cách cầm máy đúng.
- Chọn tốc độ chụp phù hợp với tiêu cự ống kính (tốc độ chup cao khi dùng tele).
- Khi điều kiện ánh sáng quá yếu, tốc độ chụp chậm : tăng iso, kích hoạt hệ thống chống rung (nếu có).
- Dùng chân máy.
andropause wrote on Jun 8, '11
diepden said
Thanks anh, bắt đầu đã có cơ bản 1 chút. Nhưng em vẫn băn khoăn là người mẫu cho tư thế cầm máy của anh như vậy đã chuẩn chưa?!
Ui sorry ! Tư thế này là KHÔNG đúng. Chỉ minh họa vui thôi . Đang kiếm hình tư thế đúng mà chưa ra.
|
nguoiphobien09 wrote on Jun 8, '11
Thanks nhé .Nhờ vậy mà biết kiến thức chụp hình . Hồi giờ có ai dạy đâu - Cứ giơ máy lên là bấm
|
andropause wrote on Jun 8, '11
Bà con có gì không hiểu (của phần này) cứ tự nhiên hỏi.
|
andropause wrote on Jun 9, '11
huynhtran said
Tư thế này là hay nhất nè Andro ơi!
:))
Tư thế này dễ làm ... ai đó mất thăng bằng ! |
nguoiphobien09 wrote on Jun 8, '11
|
dewdrops12 wrote on Jun 8, '11
nguoiphobien09 said
chụp theo kiểu ông này đẹp nè ..nhưng ráng mặc quần lót màu đỏ cho nó nổi chút ..hehehe
|
andropause wrote on Jun 9, '11
Tư thế chụp của ông này cũng khá vững chắc, vẻ mặt và dáng điệu rất hay !
|
Image Stabilization
http://www.digicamhelp.com/camera-features/shooting-modes/is-modes/ Optical Image Stabilization helps produce clear, blur-free images by reducing the effects of camera shake when hand-holding a digital camera. Image stabilization has improved during the years and most types of IS quite effective. Today, the feature is standard on many compact digital cameras, though not all cameras have each type of image stablization listed below. |
anhoang365 wrote on Jun 8, '11
Cám ơn anh, bài viết rất dễ hiểu, học từ từ. Smìling
|
lamlam11782 wrote on Jun 8, '11
:) cảm ơn anh, để về em thực hành theo bài này, nếu vẫn run tay qua chỗ anh Adro khám bệnh ha
|
anhoang365 wrote on Jun 8, '11
|
ngocyen054 wrote on Jun 8, '11
Một bài viết rất hay với ý tưởng ngộ nghĩnh, dễ hiểu. Giờ thì mình đã hiểu vì sao những tấm ảnh do bs chụp đều góc cạnh và rõ nét như vậy.
|
tudinhhuong2410 wrote on Jun 8, '11
Tóm lại là em rất cảm ơn anh về bài viết này. Em đi chụp nhiều mà chẳng để ý mấy về kỹ thuật chụp. Giờ thì em đã nhớ rồi.
|
mayhong2009 wrote on Jun 9, '11
cái "tốc độ" mà anh nói là điều chỉnh ở đâu, em ko biết? cảm ơn anh về bài viết!
|
andropause wrote on Jun 9, '11
mayhong2009 said
cái "tốc độ" mà anh nói là điều chỉnh ở đâu, em ko biết? cảm ơn anh về bài viết!
Máy của MH khi chụp ở mode P , mỗi lần bấm nhẹ nút chụp thì màn hình LCD phía sau sẽ hiện ở góc trên trái tốc độ và khẩu độ. Thí dụ 1/250 F5.6. Muốn thay đổi tốc độ thì sử dụng bánh xe shift phía trước, cặp tốc độ- khẩu độ sẽ thay đổi.
Cách thứ hai là : chọn chế độ Tv Các máy compact thì không'shift' được nên muốn chọn tốc độ thì thay mode P bằng mode Tv ( ưu tiên tốc độ) - người chụp chọn tốc độ, máy chọn khẩu độ. |
catusmeomy wrote on Jun 9, '11
Bài viết hay quá!
|
andropause wrote on Jun 9, '11
@ all my friends : cám ơn các bạn đã động viên, cám ơn nguoiphobien và anhhoang đã gủi hình rất dễ thương và vui !
|
andropause wrote on Jun 9, '11
zipposgvn said
Reply comment cho tất cả chứ chừa tui ra hén! Kỳ thị... Hehe, kiểu này riết rồi tui cũng ngại chia sẻ với ông pà kố luôn!
Ông xem không kỹ rồi !
Có nhiều người tui không reply lắm ông ơi thí dụ như chị Gió, chackadao, chị yến, tudinhuong, uyenvan, thithao ... toàn thứ dữ và bạn thân không hà nhưng mà hổng thấy ai théc méc trừ ông ! Ngoài ra tui có : " @ all my friends : cám ơn các bạn đã động viên, cám ơn nguoiphobien và anhhoang đã gủi hình rất dễ thương và vui ! " @ all my friends dịch ra là : thưa tất cả các bạn của em , vậy là có zip trong đó rồi ! Vả lại entry này chỉ là để học hỏi , không thuộc loại 'tâm sự' nên tui thấy chỉ cần trả lời những vấn đề chuyên môn là đủ. Còn trả lời hết thì có vẻ hơi khách sáo ! |
khucthuydu09 wrote on Jun 10, '11
Hahaa lâu lâu ông anh bị bắt giò :)))))
|
anhoang365 wrote on Jun 10, '11
Hehehehhe! Chúc anh vui cuối tuần.
|
andropause wrote on Jun 12, '11
bulukhin said
Đang chuẩn bị khăn gói vào SG, vô đó đọc lại bài này nhiều lần, hay lắm.
cám ơn anh bulukhin.
|
No comments:
Post a Comment