Đọc báo ta mà cứ ngỡ đọc báo của bọn phản động bôi nhọ cách mạng !
Không thông qua bác sĩ khám, những người của bộ phận chẩn đoán hình ảnh đã móc nối với công ty bên ngoài để bán viên nang nội soi cho bệnh nhân với giá 14 triệu đồng/viên.

Nội dung câu chuyện : bệnh nhân X được BS tại phòng khám BV Bình Dân cho nội soi dạ dày. Sau khi hoàn thành thủ thuật, BS Nguyễn Ngọc Tuấn đã 'hù' bệnh nhân là bệnh khó để người này bấm bụng uống 'viên thuốc nội soi có gắn chip' giá 14 triệu. Hôm sau bệnh nhân trở lại được BS thông báo kết quả (chả rõ là bệnh gì) và kê toa mà không gủi trả kết quả về BS khám bệnh ban đầu cũng như không hẹn tái khám.
Đọc xong bài này, tôi rất lo ngại cho tôi vì :
- Tôi là BS.
- BS Tuấn cũng là BS.
-Vậy tôi cũng 'lem nhem' như BS Tuấn.
Báo chí đã có công trong việc thúc đẩy nhanh quá trình biến màu áo blouse trắng thanh khiết thành màu đen của đạo tặc.
Con trai đậu vào lớp 10 trường THPT Lê Hồng Phong (TP.HCM) lên TP trọ học, nhưng rồi chi phí cho chuyến đi khám ở BV Bình Dân của chị Quỳnh Ngọc Hạnh tốn quá nhiều nên con chị đành phải học ở quê nhà
Đọc xong bài báo, tôi tự đặt cho mình môt câu hỏi : " Cần phải làm gì khi đi khám bệnh ?".
Câu trả lời :
- Kiếm ngay một BS quen để gửi gấm.
- Chuẩn bị tiền thật nhiều.
- Ghi nhớ kỹ những gì BS phán (nếu cần thì ghi âm).
- Nhờ một BS hay DS quen kiểm tra lại toa thuốc.
Cũng xin viết thêm một hàng cám ơn báo chí đã có công trong việc hướng dẫn nhân dân nghệ thuật phòng chống BS phù thủy hắc ám.
Biết đặt mình vào hoàn cảnh người khác
Ngày 26 /8 /2011, báo Thanh Niên đăng tiếp :
Hôm qua, ngay sau khi Thanh Niên đăng bài “Viên thuốc” 14 triệu đồng, nhiều bệnh nhân (BN) đến khám tại Bệnh viện (BV) Bình Dân (TP.HCM) đã phản ánh họ cũng bị “ép” uống viên thuốc này…
Trường hợp của chị Quỳnh Ngọc Hạnh (42 tuổi, nhà ở Sa Đéc, Đồng Tháp) còn bi kịch hơn. Gia đình chị dành dụm được gần 20 triệu đồng, định cho con trai đậu vào lớp 10 trường THPT Lê Hồng Phong (TP.HCM) lên TP trọ học, nhưng rồi chi phí cho chuyến chị đi khám ở BV Bình Dân tốn quá nhiều nên con đành phải học ở quê nhà. “Sáng nay, con trai tôi cầm tờ Báo Thanh Niên bảo “Mẹ ơi, trường hợp BN báo đăng y như của mẹ, tôi mới biết mình bị vố đau”, chị Hạnh nói.
Theo lời chị Hạnh, ngày 2.7 chị vào BV Bình Dân khám dịch vụ và BS chỉ định làm nội soi. “Ngày 4.7, tôi nội soi đại tràng có gây mê hết 1,2 triệu đồng. Nội soi xong, BS Nguyễn Ngọc Tuấn gọi vợ chồng tôi vào phòng nói “đại tràng em bị viêm loét, mà viêm loét thì ảnh hưởng ruột non, vì vậy cần uống viên nội soi”. Nghe vậy, chúng tôi rất lo. Chồng tôi chạy đi mượn tiền mua viên nang 13,5 triệu đồng”, chị Hạnh kể lại.
Cũng theo lời chị Hạnh, mặc dù BS khám cho chị có dặn sau khi có kết quả nội soi thì đem lại phòng để BS xem, nhưng BS Tuấn lại bảo “không cần đi đâu hết” và ghi luôn toa thuốc, bảo về uống thuốc theo toa này sẽ hết bệnh. Tổng cộng, chị Hạnh phải chi ra cho chuyến khám bệnh hơn 16 triệu đồng, gồm: 13,5 triệu mua viên nang, 1,2 triệu nội soi có gây mê, 430 ngàn mua thuốc BS Tuấn kê, 80 ngàn khám dịch vụ, 250 ngàn ở khách sạn, 600 ngàn tiền xe đi lại. “Hết trơn số tiền định đưa con lên TP học, nhưng đến giờ tôi vẫn không biết mình có bệnh gì?”, chị Hạnh thắc mắc.
Đọc xong bài báo, tôi tự đặt cho mình môt câu hỏi : " Cần phải làm gì khi đi khám bệnh ?".
Câu trả lời :
- Kiếm ngay một BS quen để gửi gấm.
- Chuẩn bị tiền thật nhiều.
- Ghi nhớ kỹ những gì BS phán (nếu cần thì ghi âm).
- Nhờ một BS hay DS quen kiểm tra lại toa thuốc.
Cũng xin viết thêm một hàng cám ơn báo chí đã có công trong việc hướng dẫn nhân dân nghệ thuật phòng chống BS phù thủy hắc ám.
Đã có hàng trăm e-mail phản hồi loạt bài viết “Cấp cứu” bác sĩ cấp cứu! đăng trên Thanh Niên các số báo ra ngày 22, 23, 24.8. Đa số bạn đọc bày tỏ ý kiến về thái độ thiếu tôn trọng bệnh nhân của nhiều y, bác sĩ (BS) hiện nay.
Đừng tự đề cao mình quá!
Hệ quả của một quá trình
Nhân văn trong ngành y
Cải thiện cái cốt lõi
Tôi chỉ liệt kê ra tiêu đề của các ý kiến phản hồi, mà cũng chỉ cần lướt qua là quá đủ để hiểu người ta muốn gì. Sẵn đà , tôi lần giở qua các trang báo cũ thì gặp các bài sau :
“Cấp cứu” bác sĩ cấp cứu!: Cứu người sao lại bị hành hung?
“Lâu nay, phần lớn bệnh nhân (BN) và người nhà luôn tôn trọng y, bác sĩ (BS). Vì sao gần đây liên tục xảy ra những vụ thưa kiện, phản ứng, thậm chí hành hung y, BS? Đó là sự dồn nén những bức xúc của BN, thân nhân đối với thái độ giao tiếp, thờ ơ trước những nguy kịch, tai biến, cái chết của BN...” - chính những người trong ngành y đề nghị cần nhấn mạnh điều này.
Và những hình ảnh sau :
- Bệnh viện bị đập phá

- Nhà riêng BS bị đập phá

Như vậy, mới chỉ đọc có một đề tài trên một tờ báo mà lòng tôi giờ đây ' đã nát, càng thêm nát ' , vậy thử hỏi tôi còn tâm trí nào mà đọc tiếp ? Thật là nát như tương.
Có một 'viên thuốc' mà đã giết chết biết bao cuộc đời : đời BS học hành khó nhọc, đời bệnh nhân dầm mưa dãi nắng, đời con cháu không được học hành tử tế hay thậm chí phải bán mình lấy tiền chữa bệnh cho cha mẹ.
Nhưng tất cả chỉ là hiện tượng, chỉ là 'giật gân', ai sẽ là người chỉ ra được cái cốt lõi của câu hỏi : tại sao ngành y tế lại ra nông nỗi này ?
No comments:
Post a Comment