Tuesday 2 October 2012

HINH ANH VE CHIEN TRANH VN - LARRY BURROWS

Nhắc đến chiến tranh VN mà không nhắc đến LARRY BURROWS  là một điều thiếu sót.  Lần đầu tiên khi xem bộ ảnh do Larry chụp về cuộc chiến khốc liệt tại miền trung VN đăng trên tạp chí LIFE lừng danh, tôi đã phải sững sờ trong phút chốc. 
Hình ảnh cuộc chiến phơi bày trước mắt tôi thật rõ ràng, chân thật và đầy tính người, nó đem lại cho ta một cảm xúc rất lạ, cứ y như mình đang ở giữa chiến trận khốc liệt và đẫm máu.



Năm 1965, cùng với các đoàn quân Mỹ, Larry - một phóng viên người Anh, 39 tuổi -  mang hành trang của mình  đến VN với nhiệm vụ lấy tin cho tạp chí LIFE.


Và chỉ vài tháng sau, cả thế giới phải rúng động qua phóng sự " Một ngày cùng bay với Yankee Papa 13" - chuyến bay tử thần đăng trên báo Life ngày 19/4/1965.


Sau đây mời các bạn cùng đi với Larry và phi hành đoàn của chuyến  trực thăng Yankee Papa 13.
Larry đang gắn máy ảnh vào một dụng cụ đặc biệt nối liền với cây M-60.


1- Đà Nẵng 31/3/1963: Cuộc họp bàn kế hoạch tác chiến của phi đội thủy quân lục chiến : nhiệm vận chuyển 1 tiểu đoàn binh sĩ VNCH đến một địa điểm hoang vu cách Đà nẵng khoảng 20 dặm.


2- James Farley chỉ huy máy bay Yankee Papa 13 xách cây M-60 gắn lên máy bay.


3- Hôm trước Farley , 21 tuổi dạo phố Đà nẵng cùng xạ thủ 20 tuổi Wayne Holien.

4- James Farley thích thú 'biểu diễn' thời trang với cái nón rộng vành.

5- Ra trận . Farley kiểm soát kỹ lưỡng lần cuối . Tất cả đều ở đúng vị  trí.

6- Trên chiếc Yankee Papa 13, một trong số 17 chiếc trực thăng tham gia nhiệm vụ, xạ thủ Hoilien đang cột dây vào súng .

7- Sau khi giơ ngón cái lên ra hiệu cất cánh , Farley nhảy lên máy bay vào vị trí xạ thủ và máy bay cất cánh cùng phóng viên Burrows và 9 binh sĩ VNCH.


8- Khi gần đến vị trí đáp. Farley bắt đầu nhả đạn vào các vị trí nghi có địch ẩn nấp. Burrows chụp được cảnh này nhờ 1 máy ảnh gắn bên ngoài máy bay, ông núp sau Farley và bấm máy bằng dây cáp điều khiển từ xa.

9- Máy bay hạ cánh, Farley tiếp tục bắn , trong khi các binh lính Nam VN nhảy xuống cùng đồng đội tham gia chiến dịch.

10- Nhìn từ máy bay Yankee Papa 13 (Vietnam 3/1965)

11- Từ chiếc Yankee 3 đáp gần đó, thượng sĩ súng máy Owens bị thương đang cố chạy về phía Yankee 13 với Farley đang đợi ở cửa .

12- Burrows nhớ lại : " Trong khoang lái chiếc Yankee 3, chúng tôi thấy viên phi công đổ gục người xuống bàn điều khiển". Phi công Vogel nói : " Farley qua xem thử coi có làm gì được cho anh bạn phi công kia không ". Farley lao nhanh về phía Yankee 3 và Larry Burrows cầm máy ảnh phóng theo. Cách đó khoảng 60 m, từ một căn nhà đá,  quân VC đang vãi đạn như trấu về phía họ. Farley cố kéo viên phi công ra nhưng thất bại.

13- Burrows kể tiếp : " Farley tắt động cơ chiếc YP 3. Tôi thì quỳ trên đất cạnh chiếc máy bay để tránh đạn. Farley vội vã xem xét người phi công kia. Máu dính đầy mặt và cổ và Farley thấy một lỗ đạn bắn ngay cổ viên phi công. Viên phi công nằm bất động và Farley nghĩ rằng anh ta đã chết. Đạn ghim xé nát vào máy bay ngay chỗ Farley. Ở thêm là chết chắc, thế là chúng tôi cúi rạp người chạy về chiếc YP 13."


14- Farley , vẫn không thể rời vị trí súng máy của minh cho đến khi ra khỏi tầm bắn của địch,  đang hốt hoảng nhìn chằm chặp viên phi công phụ của chiếc YP 3 là trung úy Magel nằm trên sàn.

15- Farley lấy hộp cứu thương băng bó cho Magel, trong khi dó Hoilien lo cho xạ thủ Owens bị thương (đeo kính đen) đang ngã gục trong góc.


16- Thượng sĩ Owens bị bắn nát vai đang bị choáng, anh nằm đó nhìn nhưng cặp kính đen đã che dấu những suy nghĩ từ đôi mắt của anh. Farley rót nước đưa cho Owens. Hoilien rút một điếu thuốc đưa anh ta nhưng Owens khoát tay từ chối. Mỗi người chúng tôi chìm theo dòng suy nghĩ của mình. 
"We were all left with our own drained thoughts."
  
17- Kiêt quệ với những tình huống kinh hoàng , Farley bước qua xác Magel, trong khi Hoilien cố gắng  trấn an Owens.
 

18- " Bất chợt Farley lầm bầm chủi rủa gì đó" . Burrows nhớ lại. "Sau đó anh ta bật khóc, ban đầu còn quay mặt đi nhưng sau đó anh ấy chả cần biết ai đang nhìn mình."
" Tôi không biết liệu chàng trai này có từng thấy những cái chết thảm thiết trước đó không. Cảm xúc của Farley là vừa đau buồn vừa choáng váng và sau này tôi biết anh ấy tuyệt vọng và mang mặc cảm tội lỗi vì đã bỏ rơi viên phi công của chiếc YP 3. Điều mà anh ấy không biết là sau này viên phi công ấy đã được cứu sống bởi một máy bay khác.

 
19- Tại Đà Nẵng, thượng sĩ Owens bị thương đang được Farley và một đồng đội dìu xuống.


20- Farley phân trần với phi công Vogel về vụ bỏ lại phi công YP3. Vogel nói : " Nếu chúng ta chần chừ thêm 10 giây dưới làn đạn súng máy của VC thì anh hoặc chúng ta đều về chầu tổ ở đó rồi."


21- Farley và Hoilien, rã rời kiệt quệ, lần chần bên cạnh chiếc máy bay và tiếp tục nói về 
nhiệm vụ.

 

22- Trong kho tiếp tế, tay che mặt, James Farley kiệt quệ, lòng tan nát buông mình trong đau thương


Những hình ảnh khác do Larry Burrows chụp

23- 

24- 

25- 
 

26- Farley la lên : " Súng bên tao kẹt đạn rồi. Giữ vững  bên đó nha. Tao đi giúp mấy anh bạn này  đây"
27 - The mission over, Farley gives way.

Sáu năm sau khi đăng tải bài viết về Yankee Papa 13, Larry Burrows đã tử nạn cùng với 3 ký giả khác - Henry Huet, Kent Potter và Keisaburo Shimamoto - khi chiếc trực thăng chở họ bị bắn rơi trên đất Lào vào tháng 2/1971.
Tớ chán ghét chiến tranh. Công nhận chùm ảnh Andro sưu tầm độc
andropause wrote on Apr 29
Tớ chán ghét chiến tranh. Công nhận chùm ảnh Andro sưu tầm độc 
Cách đây 1 năm, vừa xem bộ ảnh này là em nhớ mãi ! Hôm nay mới rảnh chia sẻ cùng bạn bè cả hai phía !!!!
andropause wrote on Apr 29
Thôi bây giờ tớ đi ăn cơm đây, tối rảnh post bài tiếp.
nguoiphobien09 wrote on Apr 29
andropause said
Thôi bây giờ tớ đi ăn cơm đây, tối rảnh post bài tiếp. 
Ăn ngon miệng nha để tối post tiếp
andropause wrote on Apr 29
Ăn ngon miệng nha để tối post tiếp 
hahahha cám ơn chị ! Về nhà ngoại ăn thì phải luôn luôn ngon chứ !!! Rể quý mà !
zipposgvn wrote on Apr 29
andropause said
Thôi bây giờ tớ đi ăn cơm đây, tối rảnh post bài tiếp. 

Ông sung há!
zipposgvn wrote on Apr 29

Tui xem loạt ảnh này và phần chú thích do ông dịch nhưng không hiểu sao tui không có cảm xúc gì rõ ràng! Chiến tranh Việt Nam với những nỗi đau kinh hoàng do nó mang lại cứ như vừa xa vừa gần, vừa quen vừa lạ cho nên khó nắm bắt được chính xác cảm xúc của mình.
andropause wrote on Apr 29
zipposgvn said
Tui xem loạt ảnh này và phần chú thích do ông dịch nhưng không hiểu sao tui không có cảm xúc gì rõ ràng! Chiến tranh Việt Nam với những nỗi đau kinh hoàng do nó mang lại cứ như vừa xa vừa gần, vừa quen vừa lạ cho nên khó nắm bắt được chính xác cảm xúc của mình. 
Tui thì cứ nhìn hình bắn giết, máu chảy là tui sợ lắm ông ơi !
chackadao wrote on Apr 29
chien tranh VNam, liinh My chet 500,000 , VNam mat 2 trieu, ty so la 1 thang my doi lay 40 thang Viet Cong
Chap nhan hy sinh, cuoi cung mot quan doi hien dai nhat bi danh bai boi 7 thang Cong San,om doi, doi canh du du khong gay
37 nam sau, VNam la nuoc ngheo, tai sao 1 dan toc Anh Hung nhu vay ma nay lai hen truoc TQ
Trong chien tranh, chien thang duoc quyet dinh boi yeu to co nguoi, chu khong phai may bay, vu khi hien dai,
Sai VNam, My bi danh bai boi Taliban, va Iraq - Dung so Trung Quoc
huynhtran wrote on Apr 29
Đến thế kỷ này mà vẫn còn chiến tranh.!!
andropause wrote on Apr 29
huynhtran said
Đến thế kỷ này mà vẫn còn chiến tranh.!! 
Thật lạ lùng phải không chị ! Con người thật là ác !!!!
giaogia wrote on Apr 29
Chiến tranh là một cuộc cờ. Kẻ khôn thì tính thế trăm năm, toàn cầu, kẻ ngu muội thì thí quân để thắng một cuộc chiến ... Kết quả càng ngày càng thấy rõ ...
andropause wrote on Apr 29
giaogia said
Chiến tranh là một cuộc cờ. Kẻ khôn thì tính thế trăm năm, toàn cầu, kẻ ngu muội thì thí quân để thắng một cuộc chiến ... Kết quả càng ngày càng thấy rõ ... 
Cứ tính số năm từ sau 1975 đến nay em lại thấy buồn !
dongmt wrote on Apr 29
Kênh History của Mỹ cũng đang chiếu về Vietnam lost films. Cũng khá là hấp dẫn...
andropause wrote on Apr 29
dongmt said
Kênh History của Mỹ cũng đang chiếu về Vietnam lost films. Cũng khá là hấp dẫn... 
Úi nhà anh không có kênh này ! :(
dongmt wrote on Apr 29
Hôm nọ em xem ở một khách sạn, không biết họ thuê nhà cung cấp nào...
năm ngoái ngày này em cũng có một bài viết lan man, anh mở loa lên nhé, chia sẻ cùng anh :) http://dongmt.multiply.com/journal/item/236/236
gioheomay wrote on Apr 29
Chiến tranh luôn luôn tàn nhẫn ...Nhưng ai dám bảo sự tàn nhẫn chỉ có trong chiến tranh ?
andropause wrote on Apr 29
gioheomay said
Chiến tranh luôn luôn tàn nhẫn ...Nhưng ai dám bảo sự tàn nhẫn chỉ có trong chiến tranh ?
Theo em thì chiến tranh là một trong những điều ghê sợ nhất.
Còn sự tàn nhẫn ngoài chiến tranh ư ? Khi con người không còn xứng với tên gọi đó thì tất yếu sẽ xảy ra thôi !
noname409 wrote on Apr 30
andropause said
Theo em thì chiến tranh là một trong những điều ghê sợ nhất.
Còn sự tàn nhẫn ngoài chiến tranh ư ? Khi con người không còn xứng với tên gọi đó thì tất yếu sẽ xảy ra thôi !
 
Anh đã nói hộ em rồi.Cảm ơn anh Andro !
anhoang365 wrote on Apr 30, edited on Apr 30
Cám ơn anh Andro. Xem loạt ảnh này làm em nhớ khoảng thời gian sống ở Đà Nẵng, vì ba ra đó làm việc!
andropause wrote on Apr 30
anhoang365 said
Cám ơn anh Andro. Xem loạt ảnh này làm em nhớ khoảng thời gian sống ở Đà Nẵng, vì ba ra đó làm việc! 
Ồ ! Vây hả . Chắc Bác làm trong quân đội phải không ?
muathuvangmos wrote on Apr 30
Chiến tranh là chết chóc, mất mát, đổ vỡ, tàn khốc ở mọi phương diện. Con người thật tàn ác! Sợ và cầu mong đừng có chiến tranh!
andropause wrote on Apr 30
Chiến tranh là chết chóc, mất mát, đổ vỡ, tàn khốc ở mọi phương diện. Con người thật tàn ác! Sợ và cầu mong đừng có chiến tranh! 
Andro sợ nhất là chiến tranh đó ! Cám ơn muathuvang đã chia sẻ.
dandennuocviet wrote on Apr 30
Tàn khốc của chiến tranh được phơi bày loã lồ.
andropause wrote on Apr 30
Tàn khốc của chiến tranh được phơi bày loã lồ. 
Rất thật phải không bạn dandennuocviet !
anhoang365 wrote on Apr 30
" Ồ ! Vây hả . Chắc Bác làm trong quân đội phải không ?"
Dạ, phải ạ. Rất vui khi đưọc chia sẻ với anh về ĐàNẵng

Hồi nhỏ, nhà em ở trong trại Phan Chu Trinh gần Tổng Y Viện Duy Tân và Phi trường ĐằNẵng. Vì hay theo ba ra vào Y Viện nên em vẫn còn nhớ dọc con đường vào Quân Y Viện Duy Tân có rất nhiều quán cafe cóc mở nhạc Chế Linh, mấy ông thương phế binh trong bộ quần áo màu xanh nhạt hay ra đó hút thuốc uống cafe. Xe Hồng Thập Tự ra vào nườm nượp. Hôm nào vào gặp lúc trực thăng tải thương về, nhìn thương binh máu me đầy người, nằm la liệt ngoài hành lang đợi vào phòng mổ, sơ lắm.

Khoảng thời gian đó mấy chị em học ở trường Thánh Tâm, gần bến Bạch Đằng nơi có con tàu Hồng Thập Tự màu trắng của Đức đậu. Đây là con đường mà em thích nhất, vẫn hay đi qua mỗi ngày. Trường Thánh Tâm mở đến năm 72 thì đóng cửa lấy chỗ cư trú cho người tỵ nạn chiến tranh từ ngoài Trung vào. Tuy chỉ học có 2 năm nhưng đây là trường đầu tiên nên để lại khá nhiều ký ức về những hoạt động tương thân tương ái. Trường nằm dưới sự điều hành của các Sơ nên mỗi lần lũ lụt là Masoeur kêu gọi mỗi học sinh đi học mang theo một bịch gạo hay quần áo để tham gia vào việc cứu trợ.

Mỷ Khê là bãi biển rất quen thuộc, tụi em vẫn hay ra đó vào dịp cuối tuần. Hôm nào ba rảnh thì mới được đi biển Tiên Sa bên Sơn Trà. Biển Tiên Sa rất đẹp, yên tĩnh và an ninh chỉ dành cho Quân Nhân. Bải này em mê lắm, nhưng giờ chắc tan nát hết rồi.

Năm 2004, em có ghé ĐàNẵng thăm lại trường cũ. Trường thay đổi rất nhiều, nhận không ra vì vẻ ngoài cũ kỷ, xấu xí không được trùng tu. Nơi đây bây giờ là trường Đặc Biệt nuôi dạy trẻ khuyết tật, vẩn nằm dưới sự điều hành của các masoeur trực thuộc dòng Saint Paul bên Pháp. Có ghé thăm thì mới chứng kiến rất nhiều cảnh thương tâm và khâm phục lòng tận tụy, bác ái của các sơ.

.... Gia đình em cũng rời ĐàNẵng vào năm 72, sau khi trường đóng cửa. Khi ấy chiến trận rất dữ dội, ban đêm phải ngủ trong hầm để tránh bị pháo kích. Có những ngôi nhà chiều qua đi học về còn nguyên vẹn, sáng hôm sau bị đổ nát, cả nhà chết hết vì đêm qua bị trúng đạn pháo kích của Cộng Sản. Đêm đêm nhìn ánh sáng hỏa châu trên bầu trời, tiếng súng nổ vang vọng đâu đó làm con người thêm lo lắng, bất an. Ai đã từng ở trong hoàn cảnh đó mới thấu hiểu hết lời ca tiếng hát của Khánh Ly qua bài " Đại bác ru đêm ". Vì Non Nước nằm giữa 2 phe nên dân chúng chẳng ai dám bén mảng qua đó vì sợ lãnh đạn.

Mùa hè 71, em có dịp theo gia đình ra Huế và Hôi An chơi. Lúc đó Huế và Hội An rất đẹp, yên tĩnh, con người chân chất hiền hòa. Ghé thăm chùa Thiên Mụ, nhìn mấy bực thang cao chót vót, lăng tẩm của vua chúa sao nguy nga rộng lớn... Năm 2004, ghé lại thăm Huế và Hội An lần nữa thì thấy khác hẳn so với những gì còn sót lại trong ký ức. Huế giờ đây nhỏ hẹp, đìêu tàn và đông đúc... thường xuyên bị khuấy động bởi những tiếng loa tuyên truyền từ sở Thông Tin Văn Hóa....Khu vực chung quanh Lăng Tẩm bị chiếm đóng làm mất vẻ trang nghiêm cần có ở nơi yên nghỉ của vua. Nhưng dù sao Huế vẩn còn giữ được cái tên nghe rất Huế của nó, không như Sàigòn đã bị mất tên, thay thế bằng Thành phố HCM!
andropause wrote on Apr 30
anhoang365 said
.... Gia đình em cũng rời ĐàNẵng vào năm 72, sau khi trường đóng cửa. Khi ấy chiến trận rất dữ dội, ban đêm phải ngủ trong hầm để tránh bị pháo kích. Có những ngôi nhà chiều qua đi học về còn nguyên vẹn, sáng hôm sau bị đổ nát, cả nhà chết hết vì đêm qua bị trúng đạn pháo kích của Cộng Sản. Đêm đêm nhìn ánh sáng hỏa châu trên bầu trời, tiếng súng nổ vang vọng đâu đó làm con người thêm lo lắng, bất an. Ai đã từng ở trong hoàn cảnh đó mới thấu hiểu hết lời ca tiếng hát của Khánh Ly qua bài " Đại bác ru đêm ". Vì Non Nước nằm giữa 2 phe nên dân chúng chẳng ai dám bén mảng qua đó vì sợ lãnh đạn.

Mùa hè 71, em có dịp theo gia đình ra Huế và Hôi An chơi. Lúc đó Huế và Hội An rất đẹp, yên tĩnh, con người chân chất hiền hòa. Ghé thăm chùa Thiên Mụ, nhìn mấy bực thang cao chót vót, lăng tẩm của vua chúa sao nguy nga rộng lớn... Năm 2004, ghé lại thăm Huế và Hội An lần nữa thì thấy khác hẳn so với những gì còn sót lại trong ký ức. Huế giờ đây nhỏ hẹp, đìêu tàn và đông đúc... thường xuyên bị khuấy động bởi những tiếng loa tuyên truyền từ sở Thông Tin Văn Hóa....Khu vực chung quanh Lăng Tẩm bị chiếm đóng làm mất vẻ trang nghiêm cần có ở nơi yên nghỉ của vua. Nhưng dù sao Huế vẩn còn giữ được cái tên nghe rất Huế của nó, không như Sàigòn đã bị mất tên, thay thế bằng Thành phố HCM!
 
Cám ơn anhhoang đã chia sẻ rất thành thật. Đọc những lời từ trái tim thật thích thú và mình thấy gần bạn bè hơn.
truonghoanluyen72 wrote on Apr 30
cảm ơn BS ạ
andropause wrote on Apr 30
cảm ơn BS ạ 
Hình ảnh đẹp há truonghoanluyen !
zipposgvn wrote on Apr 30

Tới bây giờ tui mới nghe bản nhạc Exodus Song. Vừa nghe bài đó vừa đọc lại entry và xem ảnh thì dường như là hay hơn so với đọc entry và xem ảnh mà không nghe bản nhạc.
andropause wrote on Apr 30
zipposgvn said
Tới bây giờ tui mới nghe bản nhạc Exodus Song. Vừa nghe bài đó vừa đọc lại entry và xem ảnh thì dường như là hay hơn so với đọc entry và xem ảnh mà không nghe bản nhạc. 
Bây giờ mà có ông ngồi uống bia và nói dóc thì vui há !
anhoang365 wrote on Apr 30
Cám ơn anh Andro. Hồi tưởng nhân ngày 30.4. Chúc anh vui khoẻ
lamkhanhlam wrote on May 1, edited on May 1
cảm ơn anh AP chia sẻ. Em sinh năm 71, nhưng khi lớn chút thì cũng nghe Ba em kể nhiều & hiểu phần nào sự tàn khốc của chiến tranh, lý do Mỹ đóng quân ở Việtnam cũng vì mục đích muốn tiêu diệt Cộng sản VN là phụ mà về lâu dài là chống cộng sản Trung quốc bành trướng thế mạnh của nó , ba em kể về những tội ác của cộng sản đối với thân nhân du kích trong thời ký chiến tranh, những cụ già & trẻ em mồ côi được chúng lợi dụng dùng làm bom người để giết Mỹ...

Những cái ác ấy trong chiến tranh đi theo vào "hòa bình", hóa thân biến tướng thành những chuỗi ác ở dạng khác vào cuộc sống sau này của người dân trong suốt mấy chục năm qua, ngày càng tồi tệ hơn cho đến những năm sau này... Để ta hỏi nhau vì sao mà Bắc Hàn & Việtnam, sau mấy chục năm cầm quyền, đất nước vẫn dậm chân tại chổ : nghèo đói, tệ nạn xã hội đầy rẫy, ngày càng phát sinh nhiều oan khiên, dân oán, bất công, lộng quyền & tham quan khắp nơi...
bulukhin wrote on May 9
Đặt tên gì cho cuộc chiến tranh Việt Nam?
- Chiến tranh ý thức hệ
- Chiến tranh ủy nhiệm
- Chiến tranh huynh đệ tương tàn
Đối kháng ý thức hệ dẫn đến sự ủy nhiệm. Mỹ ủy nhiệm cho anh Nam cầm súng. Liên xô và Tàu ủy nhiệm cho anh Bắc cầm súng. Hai anh bắn vào nhau tức huynh đệ tương tàn. Cho nên bảo là chiến tranh ý thức hệ là tổng quát rồi
Cũng có người bảo chiến tranh Giải phóng dân tộc? Vậy thì cũng nên đặt ra câu hỏi bao nhiêu nước giành được độc lập dân tộc mà có cần phải đổ ra cả biển máu và núi xương đâu? 

No comments:

Post a Comment