Tuesday 7 August 2012

TÔI KHÔNG UỐNG ZOLOFT MỚI LÀ LẠ (phần 1)


Sáng hôm nay, ngày đầu tiên đi làm lại sau đợt nghỉ hè , vừa buớc vô cổng bệnh viện tôi thấy đập vào mắt mình một băng rôn to tướng và đỏ chói với dòng chữ : “CHÀO MỪNG NGÀY BẢO HIỂM Y TẾ VIỆT NAM 1/7/2009”. Quá ngạc nhiên vì BHYT thì có gì lạ mà phải có ngày riêng, sao không có ngày cho Cha cho Mẹ (đây là nói ở VN) mà lại đẻ ra cái ngày cho một tổ chức vốn nổi tiếng về sự bầy hầy lẫn ngu xuẩn.
          Nhớ hồi mới có BHYT, quy định khắt khe, chỉ trả tiền những bệnh thông thường, còn bệnh khó, ngặt nghèo, kỹ thuật cao … thì CHẠY DÀI, khiến quỹ BHYT  quá xá. Sau đó đến thời mở rộng (dư tiền không biết làm gì) trả loạn lên và hậu quả là  LẠM. Thế rối cứ ‘ta chạy lòng vòng , ta chạy vòng quanh’ ra hết quy định này đến quy định khác làm phiền cả thầy thuốc lẫn bệnh nhân. Nguyên nhân là quá dốt nát, không hề có một điều tra nào để có số liệu về tỷ lệ bệnh tật, chi phí cho bệnh tật hàng năm, profile tình hình sức khoẻ của VN … Tất cả đều dựa trên cảm tính và có tính chất tạm thời, đối phó. Luật nào cũng có kẽ hở. Gần đây có vụ 1 nữ BS (nữ mới ghê chứ !) làm tại BV Chợ Rẫy kê toa khống rút được mấy tỷ đồng của BHYT, thế là thêm một loạt quy định mới v.v… và v.v… Riết rồi BHYT thay vì lo cho dân thì tự biến mình thành ‘kẻ chống tiêu cực’, lúc nào cũng canh chừng đề phòng bị xí gạt, coi dân (lại là dân bị ốm bị đau) như thành phần ăn hại, hao tiền tốn của và coi bác sĩ như bọn lưu manh, sẵn sàng ăn cắp tiền của nhà nước.
          Bạn nào không tin thì vô các trang báo (Tuổi trẻ, Thanh niên …) search thì rõ. Sau đây là một vài ‘headlines’ trích từ báo Tuổi Trẻ Online.
Ngăn chặn lạm dụng, trục lợi quỹ bảo hiểm y tế
* Tiền Giang: hơn 8.000 đơn thuốc nghi khống
TT - “Thường xuyên thanh tra, kiểm tra việc sử dụng quỹ bảo hiểm y tế (BHYT) tại cơ sở khám chữa bệnh, ngăn chặn và xử lý nghiêm minh các hành vi trục lợi, lạm dụng quỹ BHYT”- Ban Bí thư vừa có chỉ thị như trên về đẩy mạnh công tác BHYT trong tình hình mới.
Theo dự kiến của Bộ Y tế, đến năm 2014 khoảng 85% người VN có thẻ BHYT (tăng gần gấp đôi so với năm 2008), bước đầu đạt mục tiêu BHYT toàn dân.
* Ông Trần Minh Bá, giám đốc BHXH Tiền Giang, cho biết: thanh tra tỉnh đã thành lập đoàn thanh tra làm rõ việc lập hồ sơ khám chữa bệnh BHYT khống để “rút ruột” BHYT xảy ra tại Bệnh viện Đa khoa trung tâm Tiền Giang (Tuổi Trẻ đã đưa tin). Ngoài ra, cơ quan điều tra cũng vào cuộc cùng với thanh tra làm rõ nghi vấn toàn bộ hồ sơ thanh quyết toán BHYT trong hai năm 2007 và 2008.
Một nguồn tin cho hay: bước đầu đã xác định được hơn 8.000 đơn thuốc BHYT nghi là khống (trị giá hơn 2 tỉ đồng) do điều dưỡng và bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa trung tâm Tiền Giang lập để “rút ruột” BHYT. Nguồn tin cũng xác định: nhiều khả năng có hơn một đường dây lập hồ sơ khống để lấy thuốc BHYT đem ra ngoài bán.
L.A. - V.TR
Thứ Sáu, 04/09/2009, 03:33 (GMT+7)
Tại sao các bên tham gia bảo hiểm y tế đều kêu?
Trong thời gian gần đây khi quỹ BHYT bị thâm hụt thì cơ quan bảo hiểm xã hội đã có nhiều biện pháp để hạn chế lạm dụng quỹ BHYT và cũng đã phát hiện nhiều vụ việc tiêu cực trong sử dụng quỹ BHYT.
Tuy nhiên, việc làm của cơ quan bảo hiểm chỉ là giải quyết cái ngọn chứ không phải giải quyết cái gốc của vấn đề. Chưa nói đến việc cơ quan bảo hiểm tìm cách moi ra một số điều bất cập trong quy chế bệnh viện (đã được soạn thảo cách đây quá lâu, bây giờ không còn phù hợp nữa) để làm khó các cơ sở y tế..., từ đó dẫn đến bất đồng giữa những người đi quyết toán chi phí BHYT và các bác sĩ điều trị.
Việc cơ quan bảo hiểm cho rằng cơ sở y tế lạm dụng kỹ thuật cao, thậm chí còn đưa ra một tỉ lệ ép cơ sở y tế phải thực hiện như: tỉ lệ dùng thuốc bao nhiêu phần trăm, tỉ lệ xét nghiệm cận lâm sàng bao nhiêu phần trăm mới được quyết toán... quả là việc làm quá bất hợp lý. Tôi chưa thấy nền y tế nào trên thế giới lại buộc bác sĩ điều trị phải sử dụng thuốc bao nhiêu phần trăm cho một đợt điều trị.
Trong thời gian qua, mặc dù các cơ sở y tế trong và ngoài công lập được trang bị nhiều máy móc hiện đại kỹ thuật cao, nhưng đối tượng bệnh nhân có thẻ BHYT vẫn ít khi được thụ hưởng, nhiều bệnh nhân bị phân biệt đối xử cũng chỉ vì những chính sách bất hợp lý.
Vấn đề cần nêu lên ở đây là Luật BHYT chưa thật sự xem người bệnh là trọng tâm, chưa xem xét kỹ các mối quan hệ của các chủ thể (Nhà nước - cơ sở y tế - người bệnh) trong luật... Chính vì vậy các quy định ban hành, các văn bản hướng dẫn dưới luật đều rối, các cơ sở y tế không biết thực hiện như thế nào, người bệnh cũng chẳng hiểu tại sao lúc thì đóng 20%, lúc thì đóng 30%...
Theo tôi, Nhà nước cần đưa ra nhiều hình thức tham gia BHYT, nhiều mức đóng bảo hiểm khác nhau để người bệnh tự lựa chọn. Theo đó, người bệnh sẽ hiểu được với mức tham gia bảo hiểm như thế nào thì họ sẽ được hưởng quyền lợi tương đương như thế đó.
Ngoài ra, không nhất thiết phải ghi nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu, mà người bệnh có thẻ BHYT có thể khám bất cứ cơ sở y tế nào trên lãnh thổ VN, chỉ có khác hiện nay là ở chỗ: trước khi đi khám người bệnh đã biết khám tại bệnh viện đó họ phải đóng bao nhiêu phần trăm chi phí điều trị.
Tất nhiên, khi đó sẽ có quy định nếu người bệnh khám tại các bệnh viện huyện thì đóng chi phí thấp, còn nếu lên bệnh viện tuyến trên thì đóng chi phí cao hơn. Tôi nghĩ làm theo cách này thì các bên tham gia bảo hiểm đều cảm thấy thoải mái.
BS ĐÀO CẢNH TUẤT
Thứ Sáu, 28/08/2009, 22:50 (GMT+7)
Bảo hiểm vì người bệnh hay vì bảo hiểm?
Chủ Nhật, 06/09/2009, 09:19 (GMT+7)
Chính sách bảo hiểm y tế mới từ 1-10: Chưa áp dụng đã thấy rắc rối
TT - Có ít nhất hai trong số hàng loạt điểm mới về bảo hiểm y tế (BHYT) gây ra những thắc mắc không có hướng giải quyết khi các đại biểu nêu ra tại Hội nghị hướng dẫn thực hiện Luật BHYT ngày 5-9.
Sau giờ làm việc, đang lớ ngớ đứng chờ lấy xe thì gặp một BS đàn anh. Chào hỏi tử tế xong anh ấy hỏi thăm mình lấy tiến sĩ chưa. Mình trả lời : “ Em có thi nghiên cứu sinh, là study được 1 năm thì bỏ. Bây giờ họ đuổi ra rồi !”. Anh hỏi tiếp : “ Tại sao lại bỏ ?”. “Dạ tại em chán quá , mới lại em không biết làm nghiên cứu sinh ra tiến sĩ để làm gì ?!”. Trầm ngâm 10 giây anh ghé vào sát tai tôi nói nhỏ : “ Trong các loại đầu tư thì đầu tư làm tiến sĩ là có lợi nhất ! Đi đến đâu mà nghe tiến sĩ là tụi nó cưng chiều, cung phụng như vua !”. Mình nói đùa : “ Tại anh giỏi chứ em mà tiến sĩ thì cũng chả được như anh đâu !”. Tôi nói thật lòng vì trông anh rất oai vệ trong bộ quần áo láng coóng chemise, cravate và đôi giày Ý đắt tiền. Nhìn lại mình thì chả biết trời xui đất khiến sao đó mà hôm nay tôi lại mặc một chiếc quần jean cũ bạc màu với T shirt !!! Sau đó anh bước lên chiếc Camry đen bóng có tài xế lái ra khỏi bệnh viện. Còn tôi lủi thủi chen vô bãi xe dắt chiếc Honda Wave RS đầy bụi của mình ra về. Ngu ghê ai bảo không chịu làm tiến sĩ.
          Thực ra tôi cũng ‘mơ’ được ghi chữ pHD sau tên mình lắm chứ, thế nhưng có 2 lý do khiến tôi không  tiếp tục làm tiến sĩ :
-                         Ham chơi . Cuộc sống phong phú biết bao, có nhiều cái ‘vui và đẹp’ quanh ta tại sao mình không làm điều mình thích mà cứ phải gò ép theo điều mà vợ mình thích ?! (thú thực hồi tôi nộp đơn thi NCS là do một hôm tình cờ dắt em vô trường, em đọc thấy cái thông báo thi tuyển nên về bắt tôi thi ! Tưởng rớt ai dè đâu hạng nhất !!!).
-                           Thực chất của tiến sĩ tại VN là gì ? Theo tôi đa số là sự lập lại  hoặc modify một nghiên cứu  mà ngoại quốc họ đã đem ra ứng dụng từ đời nảo đời nao. Và cuối cùng phải nói trong đau sót : những buổi trình luận văn tiến sĩ của trường tôi nó vắng thê vắng thảm luôn. Ngoài bản thân NCS và juries thì chả có ai thèm đi nghe ngoài : (1) vợ (để tặng hoa), (2) thợ chụp hình (để có ảnh mà khoe), (3) đệ tử (nó đi để vỗ tay nịnh thầy ).  
Ai không tin thì xin tham khảo phần dưới đây :
Trong lúc vội vã ra lấy xe, tôi đi ngang đám đông  thân nhân bệnh nhân đang đứng lố nhố gần thang máy. Chả là bệnh viện có quy định là chưa tới giờ thăm bệnh thì dù có việc cần đến mấy thì mời quý vị cứ tiếp tục … chờ. Có cả bảo vệ đứng canh như canh tội phạm ! Bỗng nhiên tôi nghe một người đang lớn tiếng : “Đây là cái thùng rác của xã hội chứ nhà thương cái gì ! ”.  Tôi đang vội nên chỉ kịp liếc qua thì thấy đó là một người đàn ông trung niên ăn mặc khá lịch sự, áo bỏ trong quần, đi giày và đeo kính, có vẻ là một cán bộ hay doanh nhân gì đó đang bực tức.
Công nhận câu nói này sao ‘thâm thuý’ quá. Tôi cứ vương vấn trong đầu câu ‘ cái thùng rác của xã hội’.  Ai đã từng có thân nhân nằm ở BV Chợ Rẫy, một BV lớn nhất nhì VN, thì sẽ hiểu câu này hơn.
Liên tưởng đến lời tâm huyết của một người bạn khi khuyên tôi nghỉ việc nơi đây : “ Tôi biết ông không cần tiền để chuyển qua chỗ làm ngon hơn, nhưng nghỉ làm ở đây là mỗi ngày ông tránh được một nỗi nhục !”.
          Vậy mà tôi vẫn cố làm !
Thế là chỉ trong vỏn vẹn có vài ba tiếng đồng hồ của một buổi sáng mà tôi đã có ba câu chuyện không biết gọi là vui hay buồn nữa.

Kết luận : TÔI CHƯA UỐNG ZOLOFT CŨNG LÀ CHUYỆN LẠ.

BÁO ĐỘNG “ĐỎ” VỀ TIẾN SĨ “RA LÒ” KHÔNG CHẤT
Báo động đỏ? Đâu có gì mới. Câu chuyện đào tạo tiến sĩ ở trong nước đã và đang trở thành một trò cười cho công chúng. Trong số tiến sĩ được ra trường hàng năm, có bao nhiêu là thật sự xứng đáng với cái bằng “doctor” đó? Chưa có câu trả lời, nhưng con số chắc là không cao. Có người nói là 1%. 

Tôi thấy các luận án tiến sĩ trong nước quá đơn giản và không có cái mới. Theo tiêu chuẩn ngoài này thì khó mà cho đó là luận án tiến sĩ. Thành ra, có người (một giáo sư toán rất có tiếng trong nước) nói rằng tiến sĩ ta chỉ bằng masters của Tây phương! Có lẽ ổng cũng không sai.

Tôi thấy vấn đề không phải là “báo động” nữa, mà phải làm gì để giải quyết vấn đề. Tôi có góp nhiều ý trong quá khứ. Theo tôi, cách hay nhất là: ngưng chương trình đào tạo tiến sĩ ngay. Sau đó, rà soát lại trường nào có đủ tiêu chuẩn đào tạo tiến sĩ thì cho làm, còn trường nào không đủ tiêu chuẩn thì không cho phép làm. Vấn đề then chốt là tiêu chuẩn. Tôi cũng đã viết rồi, nên không muốn lặp lại ở đây. Chỉ muốn nói rằng không cứ phải là có chức danh giáo sư hay có bằng tiến sĩ là có đủ tiêu chuẩn đào tạo tiến sĩ. Ở VN mình có nhiều giáo sư chưa bao giờ biết công bố quốc tế là gì, nên không nên cho họ đào tạo tiến sĩ.

NVT
http://tuanvannguyen.blogspot.com/2007/12/bo-ng-v-tin-s-ra-l-khng-cht.html
Báo động "đỏ" về tiến sĩ "ra lò" không chất

09:41' 15/12/2007 (GMT+7)
(VietNamNet) - "Chất lượng đào tạo tiến sĩ (TS) thấp. Nhiều đề tài nghiên cứu trùng lặp không gắn với thực tế. Thậm chí, nhiều đề tài viết dài dằng dặc nhưng không thấy có thông tin mới..." Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bành Tiến Long bức xúc tại hội thảo tìm lời giải cho "bài toán" nâng chất lượng đào tạo TS kinh tế tổ chức sáng 14/12, tại Hà Nội.

Gần 70% nhà quản lý "đổ xô" kiếm bằng TS...

GS.TS Đỗ Kim Chung, Trưởng khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn (Trường ĐH Nông nghiệp 1 Hà Nội) nêu thực tế, nhận thức của xã hội về đào tạo TS kinh tế có nhiều lệch lạc.
Cụ thể, học vị TS được coi là tiêu chuẩn để cất nhắc và bổ nhiệm các chức vụ quản lý của công chức. Dẫn đến, nhiều cấp/ngành đã có nhận thức xã hội chưa đúng về văn bằng TS và sử dụng trình độ học vấn TS.
Ông dẫn dụ, kết quả khảo sát của Hội đồng GS nhà nước cho thấy 70% người tốt nghiệp TS làm quản lý. Chỉ chưa đầy 30% làm nghiên cứu và giảng dạy...
Bất cập nữa là đánh giá của xã hội về TS làm quản lý cao hơn TS làm chuyên môn. Điều này đã khiến 68% cán bộ quản lý không có nhu cầu nghiên cứu mà "đổ xô" tìm kiếm văn bằng. Bên cạnh đó cũng không ít người nhìn nhận, khi nhận học vị TS được coi là kết thúc "sự nghiệp" nghiên cứu. Không loại trừ suy nghĩ của một số người muốn có bằng TS là để "trang sức" cho việc thăng tiến hơn là có kỹ năng nghiên cứu.

Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế quốc dân Phan Công Nghĩa cho rằng, mặc dù chất và lượng được nâng lên trong mấy năm gần đây như so với thế giới vẫn còn khoảng cách lớn. Điểm khác biệt của Việt Nam là không có quy định về đạt đến trình độ nào, chuyên ngành gì thì được đào tạo TS mà tất cả mọi người đều có thể làm TS. Mà cứ đào tạo là đậu!? 
Không học vẫn bảo vệ TS thành công

1 comment: